Một trại đào Bitcoin.
Nhưng theo báo cáo của Scott Chipolina của FT, một chiến lược mới đang được xem xét là sử dụng hoạt động khai thác như một hình thức lưu trữ năng lượng, bằng cách chuyển đổi năng lượng tái tạo bị mắc kẹt thành Bitcoin.
Việc khai thác Bitcoin cực kỳ tiêu tốn năng lượng, đòi hỏi các máy tính mạnh mẽ phải chạy liên tục trong nhiều ngày, giải quyết các vấn đề toán học phức tạp để tạo ra Bitcoin.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge đã nhận thấy mức tiêu thụ điện của các mạng Bitcoin gần tương đương với mức tiêu thụ điện của các quốc gia như Thụy Điển, Na Uy và Pakistan.
Và trong khi những người chỉ trích Bitcoin coi loại tiền kỹ thuật số này là nhân vật phản diện về khí hậu, một chiến lược mới đang được xem xét là sử dụng hoạt động khai thác tiền điện tử như một hình thức lưu trữ năng lượng bằng cách chuyển đổi năng lượng tái tạo bị mắc kẹt thành Bitcoin.
Năng lượng gió và mặt trời có thể không thể đoán trước được, nguồn cung thường vượt quá nhu cầu trước mắt. Hệ quả là các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới thường phải tạm dừng hoạt động nếu sản xuất ra quá nhiều năng lượng, năng lượng không thể tích trữ được. Vì vậy, nếu sử dụng năng lượng tái tạo để đào Bitcoin sẽ tìm được giải pháp nhất cử lưỡng tiện.
Tuy nhiên, những người khác không nghĩ như vậy. Các cơ quan quản lý ở Thụy Điển cho biết ngay cả khi Bitcoin có thể chạy bằng năng lượng tái tạo thì quốc gia này vẫn cần những nguồn năng lượng đó cho các dịch vụ thiết yếu.
Nhưng những người chơi Bitcoin cho rằng các trang trại gió và mặt trời thường nằm ở những địa điểm xa xôi và điện không được truyền tải hiệu quả trên khoảng cách xa. Tuy nhiên, các mỏ Bitcoin có thể được đặt gần các dự án tái tạo.
Các mỏ Bitcoin cũng có thể khai thác các dự án gió, năng lượng mặt trời và pin đã sẵn sàng để sản xuất năng lượng nhưng vẫn đang chờ kết nối với lưới điện. Con số này lên tới 1.300 gigawatt chỉ riêng ở Hoa Kỳ.
Bitcoin đã được sử dụng để bù đắp năng lượng dư thừa được sản xuất bởi một số nhà sản xuất năng lượng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu. ConocoPhillips có trụ sở tại Hoa Kỳ đang bán khí đốt bị mắc kẹt cho các công ty khai thác Bitcoin ở Bakken, một khu vực dồi dào dầu mỏ ở Hoa Kỳ, trong khi Exxon đã đồng ý chuyển hướng khí đốt có thể bị lãng phí sang các mỏ Bitcoin di động. TEPCO, Công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản, là công ty lớn đầu tiên gửi năng lượng tái tạo dư thừa vào hoạt động khai thác Bitcoin.
Các công ty khai thác tiền điện tử cũng được hưởng lợi từ những thỏa thuận như thế này, khi áp lực giảm mức tiêu thụ năng lượng của họ ngày càng tăng.
Vào năm 2022, Bang New York đã áp đặt lệnh cấm khai thác Bitcoin chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và các cuộc đàn áp pháp lý đang diễn ra đối với tài sản kỹ thuật số đặt ra những thách thức mới cho ngành.
Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp về tài sản kỹ thuật số và cho biết Hoa Kỳ phải thực hiện các bước đi mạnh mẽ để giảm thiểu những rủi ro mà chúng tạo ra khi liên quan đến biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Link gốc