Sự kiện

Lưới điện hạ áp nông thôn Miền núi Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp

Thứ năm, 19/5/2011 | 10:43 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Thực trạng lưới điện hạ thế nông thôn Miền núi Thanh Hóa được đầu tư xây dựng đã lâu, bằng nhiều nguồn vốn. Đến nay, đã xuống cấp nghiêm trọng, bán kính cấp điện lớn, hệ thống đo đếm không được đảm bảo... Mặc dù, các tổ chức kinh doanh điện nông thôn đã đầu tư cải tạo, nâng cấp nhưng chưa đáng kể vì năng lực vốn hạn chế.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img width="500" height="375" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/5/Luoi dien ha the Nthon Thanh hoa xuong cap.jpg" alt="" /><br /> </span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">&#160;<br /> Lưới điện hạ thế nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Thực trạng</span></strong></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 27/27 huyện, thị xã, thành phố có điện lưới quốc gia; số xã có điện 583/585 xã đạt 99,6%, số hộ có điện 720.626/742.466 hộ đạt 97,6%, trong đó: Miền xuôi 564.540/564.984 hộ đạt 99%, miền núi 156.086/177.482 hộ đạt 87,9%. Hiện còn 02 xã thuộc vùng sâu, vùng xa là xã Yên Nhân huyện Thường Xuân và Mường Lý huyện Mường Lát chưa có điện lưới quốc gia. Riêng xã Yên Nhân đang được đầu tư bằng chương trình 30a của Chính phủ, còn xã Mường Lý thì chưa có dự án. <br /> <br /> Đối với các xã miền núi cao, hệ thống lưới điện đã được đầu tư bằng các chương trình 135, vốn cộng đồng, chương trình đồng bào Mông, chương trình 30a và vốn ngân sách... cơ bản hệ thống lưới điện đảm bảo chất lượng điện áp, an toàn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của bà con. Đối với các xã vùng núi thấp, lưới điện hạ thế nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo chất lượng, an toàn, tổn thất cao, cần phải được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp mới đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã. <br /> <br /> Trong những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Công Thương, ngành Điện và UBND Tỉnh, lưới điện nông thôn miền núi Thanh Hóa được quan tâm đầu tư phát tiển mạnh, rộng khắp các thôn bản của 11 huyện miền núi xứ Thanh, bằng các chương trình nguồn vốn 135, vốn cộng đồng, chương trình đồng bào Mông, chương trình 30a của Chính phủ và dự án nông thôn I, dự án nông thôn II với tổng các nguồn vốn là 253,98 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát từ các huyện trên địa bàn miền núi, hiện còn 230 thôn bản chưa có điện lưới quốc gia, dự kiến với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Như vậy, cơ bản các dự án lưới điện nông thôn miền núi đã bàn giao cho Công ty điện lực Thanh Hóa tiếp nhận quản lý, bán điện đến hộ dân nông thôn. Vì vậy, trách nhiệm của Công ty điện lực là phải tiếp tục đầu tư mới nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn miền núi đảm bảo chất lượng điện áp, an toàn trong sản xuất và sinh hoạt, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Các thôn bản chưa có điện lưới quốc gia là các thôn bản ở các vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, không có đường giao thông, chiều dài cấp điện rất lớn, dân cư thưa thớt, sống theo các chòm bản, do đó việc đầu tư cấp điện đến các thôn bản trên cần chi phí rất lớn. <br /> <br /> Hiện nay, sau khi tiếp nhận lưới điện nông thôn nói chung, miền núi nói riêng Công ty Điện lực Thanh Hóa đã từng bước đầu tư, cải tạo lưới điện để kinh doanh bán điện theo qui định của Chính phủ. Song để huy động được nguồn vốn trong điều kiện hiện nay cho đầu tư phát triển lưới điện đến thôn bản thuộc các xã miền núi của ngành Điện là vô cùng khó khăn, chưa có kế hoạch vốn. Những năm tới, Công ty Điện lực Thanh Hóa đang thực hiện các chương trình dự án đầu tư cho lưới điện trung thế và TBA, DDK-0,4 kV trên địa bàn toàn Tỉnh với tổng giá trị là 450 tỷ đồng.<br /> <br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Các giải pháp</span></strong></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Đến 2015, việc đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn trong tỉnh Thanh Hóa là nhiệm vụ to lớn và cấp thiết. Vì vậy, phải tìm biện pháp đồng bộ nhằm huy động các chương trình nguồn vốn vào việc củng cố cải tạo lưới điện nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi, đảm bảo chất lượng điện áp, an toàn, giảm tổn thất điện năng xuống dưới 15%, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và đời sống dân cư nông thôn: <br /> <br /> - Phải bố trí qui hoạch lại các cụm dân cư tập trung thành từng chòm, bản của các xã miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn, thuận lợi cho việc đầu tư lưới điện;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - UBND các huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không đủ điều kiện, năng lực để tiếp tục kinh doanh, báo cáo Sở Công Thương, UBND Tỉnh chuyển giao cho ngành Điện quản lý, bán điện đến các hộ dân. Đồng thời, chỉ đạo các HTX dịch vụ điện năng trên địa bàn huy động nguồn xã hội để đầu tư nâng cấp cải tạo lưới điện;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - UBND huyện, xã tiếp tục lồng ghép các chương trình để đầu tư mới lưới điện của các xã miền núi, sau khi hoàn thành bàn giao cho ngành điện theo hình thức tăng giảm vốn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Để tạo nguồn lực phát triển tiềm năng và lợi thế của khu vực miền Tây Thanh Hóa không chỉ là của các cấp, ngành trong Tỉnh mà cần được sự quan tâm từ Trung ương, trong đó, đầu tư hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn cần được ưu tiên hàng đầu.<br /> </span></p> Theo: Tạp chí Công nghiệp