Chưa hiệu quả vẫn phải làm
Thứ năm, 21/4/2011 | 11:01 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Đó là ý kiến của ông Tạ Văn Hường - nguyên Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) khi trả lời phỏng vấn của phóng viên xung quanh việc thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh từ 1.7.2011.</p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;">Thưa ông, hiện nay đang có ít nhà đầu tư vào nguồn điện thì làm sao chúng ta có điều kiện xây dựng thị trường điện cạnh tranh?</span></em><span style="font-size: small;"><br />
<br />
- Đây là khiếm khuyết của chúng ta, khiếm khuyết về mặt điều kiện. Có thể nói, với điện hiện nay, cầu đang lớn hơn cung thì khó có thể thể hiện được bản chất của thị trường và điều này sẽ hạn chế sự cạnh tranh rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cứ phải làm vì để đến khi có đủ điều kiện cho thị trường phát điện cạnh tranh, chúng ta sẽ thực hiện nó một cách thực sự có hiệu quả.<br />
<br />
<em>Để thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh, các chuyên gia cho rằng, cần phải tách các nhà máy điện ra khỏi EVN (Tập đoàn Điện lực VN) càng nhanh càng tốt?</em><br />
<br />
- Chúng ta chỉ có thể tách tương đối thôi, tách chủ yếu là phần kinh doanh còn tách về quản lý ngành thì vẫn cần phải xem xét. Việc tách các nhà máy khỏi EVN sẽ đảm bảo tính độc lập cho cạnh tranh của thị trường điện, nhưng không thể chuyển đổi cơ cấu của ngành điện một cách quá nhanh được vì điện "đụng chạm" đến toàn xã hội, toàn bộ người dân đang sử dụng điện. Do vậy, việc phân tách theo tôi chúng ta phải thực hiện sao cho ít gây tác động nhất, phải hướng tới làm sao phát triển hài hòa, ổn định cho đất nước.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><em>Chúng ta cũng đã vận hành "thử" thị trường phát điện cạnh tranh trong điều kiện chưa thể tách ngay các nhà máy điện khỏi EVN nhưng chưa hiệu quả. Vậy vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh lần này sẽ ra sao, thưa ông?</em><br />
<br />
- Việc thử vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã được thực hiện từ 3 năm nay song hiệu quả hạn chế là bởi chúng ta vẫn trong tình trạng thiếu điện. Điện sản xuất ra bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu thì kể cả cạnh tranh hay không cạnh tranh cũng đã mất hết ý nghĩa của nó.<br />
<br />
Lần này, chúng ta vẫn phải vừa làm vừa khắc phục những hạn chế. Với các điều kiện kỹ thuật tốt hơn trước chúng ta sẽ dần xây dựng được thị trường điện cạnh tranh tốt hơn.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<table width="300" cellspacing="5" cellpadding="5" border="0" align="right" style="background-color: rgb(255, 255, 153);">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;">
<p><span style="font-size: small;"><span style="background-color: rgb(255, 255, 153);">Sau này Bộ Công Thương thành lập Cục Điều tiết để điều hành giá điện nên chúng ta không nên quá lo lắng về việc giá điện sẽ tăng vù vù. Tất nhiên, giá điện tăng hay không vẫn phụ thuộc vào EVN, song đây là một doanh nghiệp nhà nước chứ không phải công ty tư nhân nên họ vẫn phải có trách nhiệm bảo đảm lợi ích cho xã hội.</span></span></p>
<p><strong><span style="font-size: small;"><span style="background-color: rgb(255, 255, 153);">Ông Tạ Văn Hường</span></span></strong></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><em>Các nhà máy điện nhỏ hiện nay đã khó bán điện, vậy trong tương lai khi có thị trường điện cạnh tranh thì sẽ ra sao?</em><br />
<br />
- Không phải các nhà máy điện nhỏ khó bán điện mà là khó trong việc đàm phán mua-bán điện. Tất nhiên, nhà máy quy mô nhỏ không hiệu quả bằng nhà máy lớn, song nhà máy điện nhỏ mà có điều kiện tốt thì vẫn có ưu thế tốt hơn so với các nhà máy lớn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Song về tổng thể nhà máy điện lớn sẽ có hiệu quả lớn hơn, cạnh tranh cao hơn, được khuyến khích đầu tư hơn. Điều này cũng có nghĩa, khi thị trường điện cạnh tranh hình thành và phát triển nó sẽ khiến chúng ta chọn các nhà máy lớn, hiệu quả mới đầu tư. Đây cũng là điều đem lại một xu hướng cạnh tranh tích cực hơn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img height="320" width="450" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/4/Cnhan SC dien.jpg" /><br />
</span></span></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Nhà nước sẽ xem xét để đảm bảo giá điện phù hợp với khả năng chi trả của người dân.</span></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<em>Nhiều chuyên gia e ngại, ngành điện hiện nay còn đang độc quyền thì cạnh tranh thế nào và giá điện liệu có được điều tiết có lợi cho người tiêu dùng?</em><br />
<br />
- Việc ngành điện độc quyền do lịch sử để lại chứ không phải do kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ trước tới nay ngành điện nhận được sự bao cấp lớn của Nhà nước. Chính điều này đã tạo thói quen cho người tiêu dùng về một sự độc quyền chứ không phải do ngành điện độc quyền.<br />
<br />
Tuy nhiên, về lâu dài, sự cạnh tranh sẽ ngày càng phát triển. EVN chiếm 60-70% tổng công suất phát điện, dần dần cũng sẽ phải chuyển sang cạnh tranh theo thị trường. Chúng ta vẫn phải làm từ từ không thể thay đổi quá nhanh được. Dù thế nào thì điện sẽ vẫn phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước.<br />
<br />
Do vậy, Nhà nước sẽ là người tính toán sao cho có lợi cho xã hội, cho người dân và cho đất nước.<br />
<br />
<em>Xin cảm ơn ông!</em><br />
</span></p>
Theo: (Dân Việt)