Bang George sẽ là nơi triển khai thí điểm “phiên bản Mỹ” của thiết kế lò hạt nhân thế hệ thứ ba có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng được khẳng định là an toàn hơn, với lõi pin siêu bền và hệ thống làm mát thụ động chạy bằng trọng lực. Nhờ đó, chúng sẽ có thể duy trì hoạt động được lâu hơn trong những trường hợp khẩn cấp mà không cần tới nguồn điện bên ngoài.
Nhà máy Điện hạt nhân Voglte 4, nơi sẽ xây dựng hai lò phản ứng thế hệ thứ ba của Mỹ.
Mỹ đã ngừng việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới sau sự cố tan chảy một phần lõi hạt nhân ở nhà máy Three Mile Island năm 1979. Hệ quả là 104 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên đất Mỹ đều có thiết kế từ những năm 60-70. của thế kỷ trước. Trong khi đó, nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ ba đầu tiên được thiết kế trong thập niên 90 và được nâng cấp trong suốt những năm đầu 2000.
Sau thảm họa động đất và sóng thần kép tại Nhật Bản gây ra sự cố rò rỉ phóng xạ ở nhà máy Fukuishima hồi năm ngoái, cả Đức, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha đều đồng loạt hoãn xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Duy có Trung Quốc, nước luôn khát năng lượng, vẫn kiên quyết triển khai các lò hạt nhân thế hệ thứ ba mới.
Về phần mình, hai lò phản ứng AP1000 tại Georgie sẽ trang bị nhiều tính năng an toàn để dành thời gian “nhiều ngày thay vì nhiều giờ” để con người có thể khắc phục sự cố và khôi phục nguồn điện chủ - hoàn toàn khác với những gì đã diễn biến ở Fukuishima. Sở dĩ lò phản ứng ở Fukuishima bị tan chảy là vì việc mất điện đã khiến cho hệ thống làm mát ngừng hoạt động. Trong hệ thống mới, nguồn nước dùng để làm mát lõi phản ứng sẽ được trữ bên trong các bể chứa thay vì bên ngoài bể chứa. Người ta sẽ kết hợp cả sự lưu thông tự nhiên lẫn vật lý bên trong bể để làm mát lõi hạt nhân, thay vì chỉ dựa dẫm vào duy nhất hệ thống máy móc.
Theo
Vietnamnet