Ảnh minh họa: RT.
Mùa đông ôn hòa liên tiếp vào năm 2022/23 và một lần nữa vào năm 2023/24 đã làm giảm nhu cầu sưởi ấm đối với cả khí đốt và điện, đồng thời cho phép khu vực tích lũy lượng khí đốt tồn kho kỷ lục.
Mùa đông gần đây nhất chủ yếu ôn hòa, ẩm ướt và nhiều gió trên khắp Tây Bắc Âu, làm giảm nhu cầu sưởi ấm đồng thời gây ra sự gia tăng sản lượng điện từ trang trại gió, giúp tiết kiệm gấp đôi lượng khí đốt. Tuy vậy, không có gì đảm bảo vận may của khu vực sẽ kéo dài; mùa đông tới có thể lạnh hơn đáng kể với lượng gió tạo ra ít hơn, dẫn đến mức tiêu thụ khí đốt tăng gấp đôi.
Châu Âu đã ghi nhận có tương đối ít đợt “dunkelflaute”, từ tiếng Đức mô tả thời tiết nhiều mây, không có gió và rất lạnh, loại bỏ khả năng tạo ra năng lượng mặt trời và gió, buộc lưới điện phải dựa vào khí đốt để tiếp tục đáp ứng nhu cầu.
Vấn đề rộng hơn là sự phụ thuộc ngày càng tăng vào việc sử dụng năng lượng gió và mặt trời, do các kiểu thời tiết ngắn hạn và trung hạn, đang gây ra sự thay đổi ngày càng tăng trong nhu cầu mùa đông đối với khí đốt.
Trong mùa đông năm 2023/24, lượng gió đã giảm đáng kể, gây thêm căng thẳng đối với nguồn cung cấp điện và khí đốt – thậm chí nó có thể dễ dàng gây thêm căng thẳng cho cả hai hệ thống trong tương lai.
Nhiều nhà phân tích nhận định thời tiết ở châu Âu đã tích cực vào tháng 12/2023. Trong khi đó, nhiệt độ vào tháng 2/2024 càng tích cực, đón nhận nhiều luồng gió tây ẩm ướt ấm áp khắp Tây Bắc Âu trong cả hai tháng.
Tại Frankfurt (Đức), nhiệt độ cao hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn theo mùa vào tháng 12 (+2,8°C) và một lần nữa vào tháng 2 (+5,8°C), khiến nhu cầu sưởi ấm giảm mạnh.
Ở London (Anh), nhiệt độ cũng cao hơn nhiều so với mức trung bình trong tháng 12 (+2,3°C) và tháng 2 (+3,3°C), cắt giảm nhu cầu về cả hệ thống sưởi trung tâm chạy bằng gas và sưởi điện bằng khí đốt.
Đồng thời, tốc độ gió trên khắp Tây Bắc Âu nhanh hơn bình thường, thúc đẩy sản xuất từ các trang trại gió trên đất liền và ngoài khơi.
Công suất trang trại gió tăng lên và tốc độ gió trung bình cao hơn kết hợp lại tạo ra sự đột biến về sản lượng gió.
Sản lượng gió của Đức tăng vọt lên 19,5 terawatt giờ (TWh) vào tháng 12 năm 2023 từ mức 12,2 TWh vào tháng 12 năm 2022. Trong khi đó, sản lượng gió của Anh đã tăng lên 9,7 TWh vào tháng 12 năm 2023 từ mức 7,4 TWh trong cùng tháng năm trước.
Tại Đức, sản lượng gió tăng (+7,3 TWh) chủ yếu làm giảm sản lượng điện từ than (-5,1 TWh) và khí đốt (-1,0 tỷ TWh). Tại Vương quốc Anh, sản lượng gió tăng (+2,3 TWh) chủ yếu làm giảm sản lượng điện từ khí đốt (-3,0 TWh).
Kể từ đầu mùa đông 2023/24, khối ghi nhận lượng khí đốt tồn kho giảm ít hơn nhiều so với bình thường, với tác động tập trung vào tháng 12 và tháng 2.
May mắn với mùa đông năm 2022/23 và một lần nữa vào năm 2023/24 đã đóng vai trò lớn nhất trong việc cải thiện an ninh cung cấp khí đốt ở châu Âu và có lẽ còn quan trọng hơn các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy bảo tồn khí đốt.
Hai mùa đông ôn hòa đã đẩy lượng dự trữ lên mức cao kỷ lục theo mùa và đẩy giá trở lại mức phổ biến trước năm 2021 sau khi tính đến lạm phát.
Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không khôn ngoan nếu trông chờ vào may mắn lần thứ ba. Các nhà hoạch định chính sách và ngành năng lượng phải xem xét cách họ sẽ đối phó nếu mùa đông tới thời tiết không ủng họ dẫn đến nhu cầu sưởi ấm cao và thiếu nguồn gió trong sản xuất năng lượng tái tạo.
Link gốc