Cửa khẩu biên giới Việt- Lào.
Hiện nay hầu hết dự án điện gió được tập trung triển khai đầu tư xây dựng ở các xã vùng miền núi biên giới của huyện Hướng Hóa như Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Tân Liên. Tại các địa phương này phần lớn là đồng bào Pa Cô, Vân Kiều sinh sống với nghề chính là trồng rừng kinh tế trên những quả đồi cao, cùng một số cây trồng hàng năm ở vùng chân và ven sườn đồi.
Cánh đồng điện gió nơi biên giới Việt - Lào.
Năm 2021 nơi đây có thêm 17 dự án đi vào hoạt động, nâng tổng số dự án điện gió phát thương mại lên 19 với tổng công suất trên 671 MW. Các dự án điện gió triển khai thi công đóng góp cho ngân sách gần 1.200 tỷ đồng (tiền thuế nhập khẩu thiết bị và thuế phí khác), tạo việc làm thường xuyên cho gần 500 lao động địa phương.
Các nhà đầu tư đã mở trên 80 km đường giao thông công vụ thảm nhựa phục vụ thi công dự án điện gió trị giá 800 tỷ đồng.
Cánh đồng điện gió nơi biên giới Việt - Lào.
Sau khi hoàn thành dự án, 80 km đường giao thông công vụ này được bàn giao cho các địa phương quản lý, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, cứu hộ, cứu nạn.
Người dân địa phương có các dự án điện gió nhận khoảng 500 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển đổi nghề, tạo kế sinh nhai.
Cánh đồng điện gió nơi biên giới Việt - Lào.
Các dự án điện gió được đầu tư, xây dựng và phát điện tạo ra nguồn năng lượng mới, sạch, dồi dào và phong phú, bổ sung thiết thực cho nguồn điện quốc gia, hạn chế tác động đến môi trường. “Bộ mặt” các xã vùng biên giới Việt - Lào nhờ phát triển điện gió nhanh chóng đổi thay.
Nguyễn Xuân Tư