Cần hết sức cẩn thận với những thiết bị điện trong gia đình.
Trong thời gian gần đây, đã có nhiều vụ việc cháy nổ do các thiết bị điện trong gia đình như chập cháy bình nóng lạnh, điều hòa, máy sửởi hay tủ lạnh...tất cả đều gây ra những hậu quả không hề nhỏ. Vụ việc 4 người chết tại Xuân Đỉnh - Hà Nội do chập cháy thiết bị điện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu hiểu biết gây mất an toàn về phòng cháy chữa cháy tại các hộ gia đình hiện nay.
Tuy nhiên sự việc vẫn không dừng tại đấy, gần đây nhất dư luận một lần nữa lại hoang mang và lo lắng khi một tai nạn thương tâm dẫn đến thiệt mạng đã xảy ra với 1 nữ sinh tại Hà Tĩnh khi cô gái này sử dụng điện thoaị di động trong lúc sạc. Nguyên nhân được xác định do ổ cắm điện bị hở nên khi cắm vào để sạc pin điện thoại, nữ sinh này bất ngờ bị điện giật.
Ngoài những cảnh báo nêu trên thì có rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh thiết bị điện trong mỗi gia đình chúng ta, bởi những sai lầm không đáng có từ người sử dụng tuy nhiên rất ít người có thể để ý điều đó, chỉ khi hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì mọi việc đã trở nên quá muộn.
Phần lớn những tai nạn điện giật do những nguyên nhân cả khách quan, cả chủ quan. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tai nạn điện giật nếu biết cách chủ động phòng tránh.
Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện cần ghi nhớ:
- Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ nối dây; dây điện trần… để không bị điện giật chết người.
- Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hoả trong nhà.
- Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hoả do điện.
- Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
- Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật. Khi sửa các thiết bị điện trong nhà cần cắt cầu dao điện và treo biển cấm cắm điện.
- Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ. Đồng thời không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì rất dễ gây chạm chập, rò điện và phát hoả trong nhà.
- Không vừa sử dụng vừa sạc điện thoại, khi sạc xong thì cần rút ra để tránh cháy nổ đồng thời gây nguy hiểm nếu gia đình nào có trẻ nhỏ khi con bạn vô tình nghịch tới.
- Cần lưu ý đến nhóm đồ điện gia dụng như bàn là, bếp điện, lò nướng, ấm đun nước, nồi cơm điện... Đây là những vật dụng tiềm ẩn khả năng rò rỉ, nguy cơ cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của những thiết bị này là đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất nguy hiểm. Cần thường xuyên kiểm tra, sửa thay thế ngay nếu thiết bị hư hỏng, để không dẫn đến những nguy hiểm cháy nổ, hở điện gây điện giật chết người...
- Nếu bảo trì, hay sửa chữa các thiết bị điện gia đình mà bạn không chắc chắn về độ an toàn hoặc không có đầy đủ dụng cụ bảo hộ thì không nên tự mình sửa chữa, hãy nhanh chóng liên hệ với dịch vụ sửa chữa điện nước tại nhà chuyên nghiệp đến để xử lý.
Sơ cứu khi bị giật điện.
1. Nhanh chóng ngắt cầu dao điện.
2. Dùng vật khô như cây gỗ, nhựa tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, tránh để chân trần, ướt.
3. Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách: 1 tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra. Mỗi phút thổi trung bình 20m lần. Hoặc hô hấp bằng ép tim ngoài lồng ngực bằng cách: 2 bàn tay chồng lên nhau đặt trước tim, tương ứng điểm giữa 2 núm vú, từ từ ấn sâu khoảng 1/3 đến 1/2 bề dày lồng ngực rồi nới lỏng tay ra. Trung bình mỗi phút ép tim khoảng trên 100 lần.
- Sau khi thực hiện các biệm phát sơ cứu cơ bản, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.