Chính phủ Nhật Bản sẽ chuyển đối nguồn vốn ODA cho các dự án đầu tư kỹ thuật năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và hỗ trợ cho các nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, chính phủ nước này cũng sẽ cấp vốn ODA, bao gồm cả nguồn vốn vay có tính lãi cho một số rất ít các dự án điện than đáp ứng điều kiện đưa vào sử dụng hệ thống kỹ thuật mới hạn chế lượng C02 xả thải ra môi trường.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng các kỹ thuật kiểm soát CO2 sẽ tốn khoản kinh phí rất lớn, do đó, về mặt thực tế vốn ODA cấp cho các dự án điện than mới hầu như không còn.
Điện than là nguồn năng lượng giá rẻ nên được sử dụng phổ biến tại các nước đang phát triển.
Khoảng 5% nguồn vốn vay ODA năm 2018 của Chính phủ Nhật Bản (1.370,5 tỷ yên, tương đương khoảng 13,22 triệu USD) được dành cho các dự án điện than, trong đó các dự án tập trung tại khu vực châu Á như Việt Nam và Bangladesh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihde đã đặt mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2050 và nhiều lần thể hiện quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu này tại các diễn đàn quốc tế.
Trong chiến lược xuất khẩu cơ sở hạ tầng 2025 mới được thông qua tháng 12/2020, Chính phủ Nhật Bản cũng đặt mục tiêu đưa giá trị đơn hàng xuất khẩu cơ sở hạ tầng từ mức 25.000 tỷ yên năm 2018 lên mức 34.000 tỷ yên năm 2025, trong đó ODA sẽ là động lực để Chính phủ Nhật Bản xuất khẩu các kỹ thuật khử carbon tại châu Á và châu Phi.
Link gốc
Theo: Bnews