Phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo

Thứ năm, 15/12/2022 | 11:09 GMT+7
Các vấn đề về biến đổi khí hậu, khan hiếm nhiên liệu đã dẫn đến việc gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ gió mặt trời, năng lượng gió phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết, năng lượng mặt trời phụ thuộc vào vị trí địa lý, độ che phủ của mây nó chỉ có sẵn vào ban ngày trong khi nhu cầu thường đạt đỉnh điểm sau khi mặt trời lặn. 

Phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo.

Do đó mối quan tâm tích lũy các năng lượng này ngày càng tăng trên toàn cầu.
 
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nhiên liệu từ nhiều năm trước trên thế giới đã bắt đầu diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và chú trọng sử dụng một cách hiệu quả tại sự kiện Cop26 cuối năm 2021, cam kết các chính phủ các nước đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.

Thế nhưng điện mặt trời, điện gió không có tính ổn định và không liên tục giữa các thời điểm trong ngày, giữa các tháng trong năm, việc tích hợp nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện ngày càng tăng nhanh đã đặt ra những thách thức mới trong việc vận hành, ổn định an toàn, dẫn đến tình trạng quá tải cho lưới điện quốc gia ở một số thời điểm nhất là những lúc trời nhiều nắng, trong khi đó nhu cầu sử dụng điện lại chủ yếu vào buổi tối, điều này gây ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải. Lúc này giải pháp lưu trữ điện được áp dụng để phân bổ nguồn điện, tối ưu sản lượng điện mặt trời, giảm tải cho hệ thống
 
Tại Việt Nam cũng có sự tăng trưởng vượt bậc của công suất nguồn của các dự án năng lượng tái tạo trong thời gian vừa qua, trong giai đoạn 2016 – 2020 đã ghi nhận sự chuyển dịch năng lượng của Việt Nam với bước phát triển đột phá về năng lượng tái tạo. Theo đó cơ chế khuyến khích về năng lượng điện mặt trời của chính phủ đã tạo động lực mạnh mẽ thu hút các nhà đầu tư tham gia sản xuất điện mặt trời.
 
Cùng với sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh bền vững, các giải pháp lưu trữ năng lượng ngày càng được quan tâm đầu tư nghiên cứu, cải tiến. Việc phát triển hệ thống tích trữ năng lượng khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng cao là xu thế tất yếu nhằm đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định an toàn.
 
Theo: Tiền Phong