Tin thế giới

Singapore xem xét nhập khẩu năng lượng mặt trời để giảm ô nhiễm

Thứ hai, 13/4/2020 | 09:28 GMT+7
Singapore đang xem xét nhập khẩu điện mặt trời khi nhà nước đa dạng hóa nguồn năng lượng và để đáp ứng mục tiêu giảm khí thải nhà kính xuống mức 0 trong nửa sau của thế kỷ này.
Singapore xem xét nhập khẩu năng lượng mặt trời để giảm ô nhiễm
Ảnh minh họa.
 
Cơ quan quản lý điện của Singapore cho biết quốc gia Đông Nam Á này, một trong những thành phố nắng nhất thế giới, đã tạo ra điện từ 95% khí tự nhiên nhập khẩu, năng lượng mặt trời là lựa chọn năng lượng tái tạo khả thi nhất.

Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) đặt mục tiêu đạt được công suất năng lượng mặt trời ít nhất 2GW vào năm 2030, tăng từ mức đỉnh 260 MW trong quý 2/2019. Công suất mới này có thể đáp ứng khoảng 4% tổng nhu cầu điện hiện tại của Singapore.

Phát ngôn viên của EMA cho biết qua email “để đạt được điều này, chúng tôi sẽ cần tối đa sự phát triển của các panel mặt trời trên các bề mặt sẵn có, gồm mái nhà, hồ chứa, không gian ngoài biển và trên bề mặt đứng của các tòa nhà”.

Bà cho biết “Singapore cũng đang khám phá cách có thể khai thác lưới điện khu vực như một cách tiếp cận năng lượng sạch hơn và để vượt qua những hạn chế về đất đai” bổ sung rằng nước này cần cân bằng điều này với chi phí điện tăng và rủi ro an ninh năng lượng cao hơn.

Bà nói thêm rằng Singapore hiện nay đang nghiên cứu khả năng nhập khẩu điện mặt trời, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Hồi tháng 11/2019 Reuters đưa tien rằng 2 tỷ phú Australia đã đầu tư 10 triệu USD trong một dự án cung cấp năng lượng mặt trời từ miền bắc Australia đến

Singapore qua một cáp điện cao thế dưới biển dài nhất thế giới.Một phần từ điện mặt trời, Singapore cũng đang tìm kiếm các nguồn thay thế carbon thấp khác.

EMA cho biết “chúng tôi đang nghiên cứu công nghệ mới nổi như thu hồi, sử dụng và lưu trữ hydro và carbon, vì chúng có thể khử carbon hơn nữa trong nền kinh tế của chúng tôi, gồm lĩnh vực công nghiệp và ngành điện trong dài hạn”.

Trong cuối tháng 3/2020, 5 công ty của Singapore và 2 công ty của Nhật Bản đã ký kết một bản ghi nhớ để phát triển cách sử dụng hydro làm nguồn năng lượng xanh.

Công ty Pavilion Energy, một trong 2 công ty được chấp thuận nhập khẩu LNG của nước này, cũng đang yêu cầu các nhà cung cấp tiềm năng tham gia phát triển một phương pháp luận báo cáo khí nhà kính.

Link gốc 
Theo: VITIC/Reuters