|
Trang trại gió ở phía nam Hawaii (Mỹ) |
Vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp khi Chính phủ Mỹ cố gắng tìm cách phục hồi lại nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử Mỹ. Một số ưu tiên đã được vạch ra để công bố các vần đề năng lượng cấp bách nhất, bao gồm việc hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện quốc gia, khuyến khích các khách hàng và người kinh doanh sử dụng năng lượng có hiệu quả, việc triển khai công nghệ năng lượng mới và khuyến khích phát triển các công nghệ than sạch và các nguồn năng lượng tái tạo bổ sung. Ngoài việc đẩy mạnh cơ cấu năng lượng của quốc gia, thì tất cả các nỗ lực này còn có khả năng kích thích nền kinh tế Mỹ và tạo ra hàng ngàn việc làm.
Các bang cũng bắt đầu công bố các thách thức năng lượng bằng việc khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Một vài bang đã yêu cầu các công ty năng lượng phải có tỷ lệ nhất định các nguồn năng lượng tái tạo trong sản lượng năng lượng của mình. Khi nhận ra nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ ở sân sau của mình, các bang miền Tây đã đặc biệt chủ động trên mặt trận này. Bang Colorado là một ví dụ, đây là bang đầu tiên thông qua luật và hiện nay đã yêu cầu các công ty điện lực đảm bảo ít nhất 20% sản lượng điện của họ được sản xuất từ các nguồn tái tạo.
Trong khi điện gió và điện mặt trời chiếm ưu thế phần lớn tại các cuộc tranh luận về năng lượng tái tạo trong những năm gần đây, thì thủy điện âm thầm trở lại. Hiện nay, thủy điện nằm trong số các nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới, theo ước tính của REN21 – nhóm nghiên cứu chính sách quốc tế có trụ sở ở Pari thì thủy điện chiếm 63% điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo. Tổng cộng, tính ra thủy điện chiếm khoảng 19% sản lượng điện của thế giới, tức 715.000 MW, tăng lên so với 16% vào năm 2003. Ở Mỹ, ngày nay thủy điện cung cấp khoảng 10% sản lượng điện của quốc gia này, ở một số vùng tỷ lệ còn cao hơn nhiều, như là ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
Tâm niệm như vậy, các nhà sản xuất điện và các công ty điện lực đang theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau để tăng sản lượng năng lượng từ các nguồn thủy điện. Nhưng thay vì xây các đập mới (thường bị các tổ chức môi trường phản đối) thì các kỹ sư có hiểu biết đang cải tiến các đập hiện có để bổ sung công suất thủy điện tại những vùng hiện còn thiếu điện. Chỉ 3% trong số 80.000 đập của quốc gia này hiện sản xuất điện năng, nên đã thúc đẩy nhiều tổ chức tiến hành các nghiên cứu khả thi để đánh giá tính khả thi của việc bổ sung thủy điện tại các cửa cống và các đập trên toàn nước Mỹ.
Cải tiến cách trữ, cấp và sử dụng nước có thể mang lại sản lượng điện nhiều hơn tại các trạm thủy điện hiện hữu. Có thể thực hiện điều này bằng cách cải tiến thiết bị, điều tiết hồ chứa tốt hơn, tăng mức nước hồ chứa lên một ít hoặc là các cải tiến thủy lực. Việc bổ sung các tổ máy phát điện tại các trạm hiện hữu cũng cho phép tăng sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Việc thay thế các thiết bị đã cũ hay đã hết hạn sử dụng bằng thiết bị hiện đại có thể giúp tăng công suất điện. Khi các thành phố tự trị và công ty điện lực xem xét các nguồn năng lượng thay thế chiến lược để phát điện và tìm cách thực hiện các yêu cầu của cơ cấu năng lượng tái tạo quốc gia, thì các đập và hồ chứa là tiềm năng năng lượng to lớn.
ung cho các nguồn năng lượng tái tạo khác bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, như là gió thổi hay nắng chiếu. Việc kết hợp thủy điện với các nguồn năng lượng tái tạo khác cũng giúp ổn định hệ thống truyền tải điện quốc gia và mở đường cho “lưới điện thông minh” – tìm cách sử dụng công nghệ số để sử dụng nguồn điện hiện tại tốt hơn và để giảm việc sử dụng năng lượng lãng phí và giảm các chi phí năng lượng.
Không có dạng năng lượng riêng lẻ nào có thể một mình đáp ứng được sự gia tăng nhu cầu năng lượng của Mỹ. Theo báo cáo “Triển vọng năng lượng hàng năm” của Cơ quan Thông tin Năng lượng, tới năm 2025, nhu cầu năng lượng của Mỹ dự kiến tăng 35%. Năng lượng tái tạo, tính cả thủy điện, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc vừa giải quyết vấn đề năng lượng tương lai và các nhu cầu việc làm của quốc gia này, vừa giảm lượng phát thải CO2 của nước Mỹ. Việc hiện đại hóa và mở rộng cơ cấu nguồn năng lượng quốc gia gồm có một loạt các nguồn năng lượng tái tạo sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng năng lượng của Mỹ và tạo ra hàng ngàn việc làm thân thiện với môi trường. Làm được điều này sẽ là cú hát-tríc chiến thắng cho ngành công nghiệp tư nhân, chính phủ và môi trường.