Tin thế giới

Tình hình phát triển điện hạt nhân ở Châu Á

Thứ tư, 6/1/2010 | 10:28 GMT+7

Trung Quốc

 

Công nghệ AP1000 đầu tiên trên thế giới hiện đang được xây dựng ở Trung Quốc

Công nghệ AP1000 đầu tiên trên thế giới hiện đang được xây dựng ở Trung Quốc. Vào ngày 19/4/2009, mẻ bê tông đầu tiên đã được đổ tại công trình nhà máy điện hạt nhân Sanmen ở Đông nam (tỉnh Chiết Giang) nơi hai lò phản ứng Westinghouse 1100 MW đang được xây dựng. Theo dự kiến, tháng 08/2013 tổ máy 1 ở Sanmen sẽ đi vào vận hành, và tổ máy thứ 2 cũng sẽ vận hành trong năm 2013 hoặc muộn hơn. Kế hoạch 60 GW công suất điện hạt nhân của Trung Quốc vào năm 2020 đang được triển khai, với 12 lò phản ứng hiện đang được xây dựng. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 18 lò vào cuối năm 2009.

Năm 2008, việc chính thức khởi công xây dựng 6 lò phản ứng mới ở Trung Quốc gồm cả nhà máy điện hạt nhân Dương Giang lớn nhất cho đến nay đã được các nhà hoạch định Trung Quốc phê chuẩn. Tổ máy đầu tiên của Dương Giang thuộc tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu xây dựng vào tháng 12, và dự kiến bắt đầu chạy máy vào năm 2013. Dự kiến xây dựng tổ máy thứ hai tại địa điểm mà toàn bộ 6 lò phản ứng CP-1000 thiết kế trong nước bắt đầu trong năm nay. Năm ngoái cũng đã khởi công xây dựng các nhà máy: Fangjiashan 1 và Ningde 1 và 2 ở tỉnh Chiết Giang, Fuqing 1 ở tỉnh Phúc Kiến và Hongyanhe 1 ở tỉnh Liêu Ninh.

Năm 2009, khi bắt đầu xây dựng, nhà máy điện hạt nhân Taishan (Yaogu) ở Quảng Đông đã bị công kích vì tỉnh này đã lên kế hoạch cho hai lò phản ứng áp lực kiểu châu Âu Areva công suất 1.700 MW. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Dafan nội địa đầu tiên của Trung Quốc tại thành phố Xianning, tỉnh Hồ Bắc, cũng  được dự kiến thực hiện.

Kế hoạch năng lượng quốc gia đã chiếm khoảng 250 tỷ nhân dân tệ (36,5 tỷ USD) để đầu tư vào các công trình điện hạt nhân và trang thiết bị trong hơn 15 năm tới.

Cuối năm 2008, sau cuộc gặp gỡ do Tập đoàn công nghệ năng lượng hạt nhân quốc gia (State Nuclear Power Technology Corporation - SNPTC) tổ chức, Trung Quốc đã chính thức chấp nhận công nghệ AP1000 làm tiêu chuẩn cho các dự án điện hạt nhân nội địa. Công nghệ sẽ được chuyển giao cho các công ty trong nước.

Chính phủ Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy tắc điện hạt nhân để thích ứng với sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp này. Theo kế hoạch công tác năm 2008 do Cục năng lượng nguyên tử Trung Quốc đưa ra, các quy tắc cho phần việc trước khi tiến hành xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, và quy tắc về xây dựng và trang thiết bị cần được hoàn thiện gấp. Ưu tiên cho các quy tắc phần việc tiền xây dựng mà hiện còn thiếu nhiều so với dự kiến.

Đài Loan



Công nghệ ABWR

Dự án hạt nhân Lungmen (Long Môn) ở Đài Loan đi vào vận hành tháng 07/2009 (tổ máy 1) và dự kiến tháng 07/2010 vận hành tổ máy 2. Mặc dù bắt đầu xây dựng vào năm 1997 nhưng nhà máy này bị chậm trễ bởi những cuộc tranh luận chính trị vào năm 2000, công tác xây dựng tạm thời bị dừng lại. Tháng 10/2005, công trình đã hoàn thành được hơn 60 %.

Dự án gồm 2 tổ máy công suất 1350 MW ở Yenliao, đầu Đông Bắc của Đài Loan, gần thành phố Đài Bắc. Công nghệ ABWR (lò phản ứng nước sôi tiên tiến) đánh dấu sự chuyển hướng từ ba nhà máy điện hạt nhân hiện tại của công ty điện lực, các nhà máy có các tổ máy nhỏ hơn hoàn thành vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980.

Năm 2008, Entergy Nuclear và công ty điện Đài Loan đã bắt đầu hợp tác với kế hoạch kéo dài tuổi thọ nhà máy điện hạt nhân Kuosheng của Đài Loan. Kế hoạch chính thức được gọi là Đánh giá nhà máy hợp nhất có thời hạn (Time-Limited Integrated Plant Assessment - TLIPA), dự án bao gồm các lĩnh vực hoạt động giống với các công trình phục hồi cấp phép ở Mỹ. Từ năm 2005 đến năm 2007, Entergy Nuclear đã hỗ trợ một kế hoạch TLIPA tương tự cho nhà máy Chinshan của Công ty điện lực Đài Loan (TPC-Taiwan Power Company).

Hội đồng năng lượng nguyên tử Đài Loan đang bắt tay vào một chương trình chất thải phóng xạ mới. Mục tiêu của chương trình là giảm hơn nữa mức sản xuất thông thường của chất thải mức thấp (LLW - low-level wastes) ở Đài Loan.

Ấn Độ



Nhà máy điện nguyên tử ở Kudankulam (Ấn Độ)

5 lò phản ứng có lịch biểu vận hành vào năm 2010, gồm cả hai tổ máy VVER-1000 tại Kudankulam. Ba lò phản ứng nước nặng dưới áp lực (PHWR) công suất 220 MW khác cũng dự kiến hoàn thành vào năm 2009, phụ thuộc vào nguồn cung ứng nhiên liệu. Theo Ông Shreyans Kumar Jain - Chủ tịch tập đoàn điện hạt nhân quốc doanh của Ấn Độ (Nuclear Power Corporation of India Ltd – NPCIL), nếu ba lò này đi vào hoạt động thì các mỏ uranium trong nước của Ấn Độ không thể cung ứng hơn tổng công suất 4.000 MW.

Tuy nhiên, hoạt động thương mại xây mới đã được đẩy mạnh sau khi việc cô lập hạt nhân ở Ấn Độ bị suy yếu năm 2008. Tháng 9/2008, tập đoàn cung cấp hạt nhân đã gỡ bỏ những rào cản về thương mại trong lĩnh vực công nghệ và nguyên liệu hạt nhân mà đã bị áp đặt ở quốc gia này từ năm 1974 và những thỏa thuận hợp tác chính thức với Pháp, Nga và Mỹ đã được ký kết.

Giữa tháng 2/2009, NPCIL đã ký một biên bản ghi nhớ tại thành phố Mumbai với Tập đoàn nhiệt điện quốc gia (National Thermal Power Corporation - NTPC) – công ty điện lực lớn nhất Ấn Độ để sát nhập thành một công ty liên doanh với tỷ lệ vốn 51/49. Liên doanh này sẽ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Ấn Độ, gồm một nhà máy công suất 4.000 MW dự kiến ở Kudgi, quận Bijapur.

Đầu tháng 2/2009, NPCIL đã ký một biên bản ghi nhớ với Areva để xây dựng từ 2 đến 6 lò phản ứng EPR công suất 1.650 MW ở Jaitapur tiểu bang Maharashtra, và cung cấp cả nhiên liệu.

Cũng trong tháng 2/2009, Cục năng lượng nguyên tử Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với TVEL cung cấp 2.000 tấn viên urani tự nhiên cho các lò phản ứng PHWR (lò phản ứng nước nặng dưới áp lực) của Ấn Độ, và khoảng 60 tấn viên LEU (leucine - amino axit thiết yếu) cho các lò phản ứng BWR (lò phản ứng nước sôi) ở Tarapur do NPCIL vận hành. TVEL cũng là nhà cung cấp các hệ thống nhiên liệu hạt nhân cho dự án lò phản ứng hạt nhân Kudankulam.

GE Hitachi cũng đã ký các thỏa thuận với hai công ty quốc doanh của Ấn Độ để cộng tác xây dựng các lò phản ứng ABWR ở Ấn Độ. Việc này sẽ giúp đáp ứng mục tiêu tham vọng của Ấn Độ là sản xuất 60 GW điện hạt nhân vào năm 2032. Biên bản ghi nhớ đã được ký giữa NPCIL và Bharat Heavy Electricals Limited (BHEL), nhà sản xuất và cung cấp trang thiết bị và phụ kiện sản xuất điện hàng đầu trong nước. Theo các thỏa thuận sơ bộ này, ba công ty sẽ bắt đầu lập kế hoạch các nguồn lực cần thiết để phục vụ quản lý sản xuất và quản lý xây dựng một trạm điện hạt nhân công nghệ ABWR tổ máy đa tiềm năng.

Sheffield Forgemasters cũng đã ký một thỏa thuận chuyển giao công nghệ với BHEL. Thỏa thuận 10 năm ước tính trị giá 30 triệu bảng Anh (43 triệu USD) trong thập kỷ tới.

Nhật Bản



Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (Nhật Bản)

Theo tài liệu chắc chắn về năm tài chính 2008 tính đến ngày 31/3/2009 của Điện lực Tokyo thì sự cố mất điện tiếp diễn tại nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa sau trận động đất Niigata-Chuetsu-Oki năm 2007 đã gây thiệt hại nặng nề 68,8 tỷ yên Nhật (693 triệu USD).

Công ty điện lực này cho biết hầu hết tất cả chi phí này dùng để mua nhiên liệu (635 tỷ yên Nhật, tương đương 6,39 tỷ USD). Con số này đã tăng gấp hơn 1/3 lần so với năm trước. Nhưng chi phí phục hồi đã giảm hơn một nửa xuống còn 64 tỷ yên Nhật. Hệ số phụ tải của các nhà máy điện hạt nhân của Tập đoàn sản xuất điện TEPCO trong năm là 43,8%. Độ an toàn của nhà máy trong và sau động đất đã được xác nhận qua báo cáo của IAEA công bố vào tháng 1/2009. Đây là báo cáo thứ 3 và cuối cùng trong chuỗi các báo cáo do một đội ngũ các chuyên gia quốc tế hàng đầu của IAEA lập – các chuyên gia này do chính phủ Nhật Bản và TEPCO mời tới nhà máy.

Tổ máy 7, sử dụng công nghệ ABWR đã nhận được giấy phép bắt đầu lại các thử nghiệm chức năng vào ngày 9/5/2009. Các lò phản ứng còn lại sẽ được đưa lại bảo dưỡng khi chất lượng của các công trình được khẳng định.

Đối với những tiến triển về giấy phép điều chỉnh, Công ty điện lực Hokuriku đã thắng tòa phúc thẩm để tiếp tục vận hành tổ máy 2 tại nhà máy hạt nhân Shika, quận Ishikawa. Tháng 3/2006, đáp lại đơn kiện của một nhóm dân cư, Tòa án quận Kanazawa đã yêu cầu công ty điện lực ngừng vận hành nhà máy hạt nhân Shika 2 công suất 1.358 MW sử dụng công nghệ ABWR. Quyết định được đưa ra vì những mối quan ngại đến sự an toàn của lò phản ứng trong trường hợp xảy ra động đất. Tòa án tối cao Nagoya hiện thay đổi quyết định ban đầu của Toà án quận Kanazawa.

Việc khởi động thương mại nhà máy tái xử lý Rokkasho ở Nhật Bản tiếp tục bị trì hoãn. Vào ngày 30/1/2009, chủ sở hữu nhà máy, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiên liệu hạt nhân Nhật Bản (Japan Nuclear Fuel Ltd - JNFL) đã trình Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp thay đổi kế hoạch xây dựng nhà máy, lùi ngày hoàn thành nhà máy sau tháng 8/2009.

Công ty phát triển năng lượng điện của Nhật Bản đã đồng ý để nhà máy Melox của Avera ở Pháp cung cấp nhiên liệu MOX nguồn (MOX - mixed-oxide - ôxít hỗn hợp) cho nhà máy điện hạt nhân Ohma sắp vận hành. Lò phản ứng ABWR công suất 1.383 MW dự kiến bắt đầu nạp nhiên liệu vào tháng 12/2013, và bắt đầu vận hành sau đó 11 tháng.

Trong một kế hoạch dài hạn đã công bố năm 2009, TEPCO dự kiến đến cuối năm tài chính 2018 có được 26% tỉ lệ vốn góp về hạt nhân trong công suất nguồn điện. Kế hoạch này dựa trên 4 tổ máy hiện đang xây dựng và sẽ đi vào vận hành đúng thời hạn. Các tổ máy 7 và 8 của nhà máy Fukushima Daiichi dự kiến bắt đầu vận hành thương mại vào tháng 10/2015 và tháng 10/2016, và tổ máy 1 của nhà máy điện hạt nhân Higashidori sẽ khởi động vào tháng 03/2017. TEPCO cho biết tổ máy 2 của Higashidori sẽ chưa bắt đầu vận hành thương mại chí ít đến năm tài chính 2019, nếu không sẽ muộn hơn.

Hàn Quốc

Công ty năng lượng Thủy điện và Hạt nhân Hàn Quốc (Korea Hydro & Nuclear Power - KHNP) ở Nam Triều Tiên hiện đang xây dựng 8 tổ máy. Mẻ bêtông đầu tiên đã được đổ tại tổ máy 1 của Shin Kori  vào tháng 6/2006, và tổ máy 2 sau một năm. Cả 2 tổ máy đang sử dụng một phiên bản cải tiến của thiết kế lò phản ứng OPR1000 nội địa công suất 1.000MW (lò phản ứng tối ưu) sử dụng lần đầu cho tổ máy 3 của Ulchin xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1992 -1998. KHNP dự kiến tổ máy 1 của Shin-Kori đi vào vận hành thương mại tháng 12/2010 và tổ máy 2 một năm sau. Tuy hơi chậm một chút nhưng các tổ máy 1 và 2 của Shin-Wolsong sử dụng cùng kiểu thiết kế lò phản ứng đã được chính phủ cấp phép xây dựng vào tháng 6 năm 2007. Tổ máy 1 sẽ được nối lưới vào tháng 3/2012 và tổ máy 2 vào tháng 1/2013.

Lò phản ứng OPR1000 (Hàn Quốc)

Tổ máy Shin-Kori 3 và 4 sử dụng thiết kế gần đây hơn đó là lò phản ứng tiên tiến APR1400 công suất 1.400MW được phát triển trong nước. Lò phản ứng PWR (lò nước áp lực) đã nhận được chứng nhận thiết kế tiêu chuẩn vào tháng 05/2002. Lễ động thổ được tiến hành sau hai tháng nhận được giấy phép xây dựng vào tháng 09/2007. Công ty điện lực dự kiến Shin-Kori 3 vận hành thương mại vào tháng 9/2013 và tổ máy 4 vào tháng 9/2014.

Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc đã phê chuẩn xây dựng 2 lò phản ứng mới là Shin-Ulchin 1 và 2. Việc chuẩn bị địa điểm xây dựng đã bắt đầu vào tháng 08/2009 và dự kiến tổ máy 2 vận hành thương mại đầu tiên vào cuối năm 2016. Bộ cho biết rằng sẽ chỉ sử dụng các công nghệ trong nước cho dự án này. Tất cả các thiết bị cho Shin-Ulchin đều do Hàn Quốc chế tạo. Khoảng 6,3 nghìn tỷ won Hàn Quốc (4,7 tỷ USD) sẽ dành cho dự án này.

KHNP đã thông báo các kế hoạch đầu tư 5,3 nghìn tỷ won Hàn Quốc (4,16 tỷ USD) và bổ sung 600 tỷ won Hàn Quốc vào ngân sách bảo dưỡng năm 2009. Tổng số tiền này nhiều hơn 1,3 nghìn tỷ won Hàn Quốc so với năm 2008. Để thanh toán tiền cho chương trình xây dựng của mình, KHNP đã phát hành 800 tỷ won Hàn Quốc (628,6 triệu USD) trái phiếu liên hiệp công ty  vào tháng 1 và 2 năm 2009. Công ty cũng đã thông báo các kế hoạch sa thải hơn 1.000 công nhân và mở rộng thuê ngoài nhằm "cải tiến hiệu suất và tính cạnh tranh" của mình.

Theo một phần kết hoạch dài hạn nhằm tăng cổ phần điện hạt nhân trong cân bằng nguồn điện (tăng 48% tới năm 2022 so với 34% năm 2009), chính phủ đã thông báo các kế hoạch sử dụng 37 nghìn tỷ won Hàn Quốc (28,5 tỷ USD) xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện chạy bằng khí hơn nữa, kể cả hơn 12 nhà máy điện hạt nhân.

Theo: QLNĐ số 11/2009