Tập đoàn Điện lực Việt Nam- Chiến lược kinh doanh đa ngành
Thứ sáu, 17/6/2011 | 15:57 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Năm 2010, điện sản xuất và mua của Tập đoàn đạt 27,25 tỷ kWh, tăng 14,73% so với 2009, vượt 3,87 tỷ kWh so với KH Nhà nước giao và vượt mức hơn 4 tỷ kWh so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Điện VN giai đoạn 2004-2010 định hướng đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt. Tập đoàn đã đưa vào vận hành 11 tổ máy với tổng công suất 1.895 MW. Năm 2011, EVN phấn đấu sản xuất và mua 112,6 tỷ kWh điện (tăng 15,78% so với thực hiện năm 2010), đưa vào vận hành 12 tổ máy với tổng công suất 2.198 MW.</p>
<p> </p>
<p style="text-align: center;"><img width="500" height="333" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/6/Phong DK-1.jpg" alt="" /></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 6/6/2011, EVN là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật có liên quan, EVN có vốn và tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Cũng theo Quyết định 857, EVN hoạt động kinh doanh trên bốn lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng, chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện, thí nghiệm điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngoài các ngành nghề trên, EVN còn kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan như: XNK nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện, xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạm biến áp, thiết bị viễn thông - CNTT...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mục tiêu hoạt đông của EVN là giữ vai trò trung tâm để phát triển EVN đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước chi phối, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, kinh doanh đa ngành, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo, EVN làm nòng cốt để ngành điện lực VN phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vốn điều lệ của EVN tại thời điểm ngày 1/7/2010 là 76.742 tỷ đồng, khi được tăng vốn điều lệ, EVN phải đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố vốn điều lệ đã điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Năm 2010, đánh dấu kết quả 5 năm 2006-2010 EVN hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước, đã đạt và vượt những chỉ tiêu quan trọng được giao. Đó là; Tổng công suất của nguồn điện tăng 1,98 lần so với năm 2005 (tăng 10.400 MW), tổng lượng điện sản xuất và mua tăng 1,88 lần, cơ bản đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỉ lệ hộ nông thôn có điện lưới quốc gia vượt 5,86% so với Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra. Giá trị khối lượng và vốn đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2006-2010 đạt 203.015 tỉ đồng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
EVN hiện nay có 28 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị sự nghiệp, 12 Công ty con do EVN năm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các khối phát điện, phân phối điện, truyền tải điện và khối viễn thông, công nghệ thông tin, 26 Công ty do EVN năm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc quyền chi phối và liên kết với 15 công ty khác.<br />
</span></p>
Theo: Diễn đàn doanh nghiệp