Nội địa hóa nhà máy nhiệt điện
Thứ ba, 14/6/2011 | 09:44 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Theo Sơ đồ Quy hoạch điện VII, đến năm 2030 cả nước sẽ có khoảng 58  nhà máy được xây dựng tại các Trung tâm nhiệt điện với tổng số vốn đầu tư khoảng 90 tỷ USD, trong đó khoảng 65 tỷ USD dành cho phần thiết bị. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp cơ khí nói chung và chế tạo thiết bị nhiệt điện nói riêng tham gia cung cấp thiết bị nhằm thực hiện chủ trương tăng cường nội địa hóa (NĐH), giảm vốn đầu tư, tiết kiệm ngoại tệ, tăng cường sức cạnh tranh của các DN trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các nhà máy nhiệt điện chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị ngoại nhập, việc NĐH thiết bị còn rất hạn chế.</p>
<br />
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong>Nội địa hóa: vì sao khó</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương), hiện nay hầu hết các dây chuyền thiết bị nhiệt điện đều do nước ngoài đảm nhận dưới dạng tổng thầu EPC, trong đó trên 90% là các nhà thầu Trung Quốc do họ bỏ thầu giá rẻ và có khả năng thu xếp vốn. Khi thực hiện dự án, các nhà thầu Trung Quốc đã đem vào Việt Nam cả lao động phổ thông, nguyên vật liệu thô, vật tư thiết bị mà Việt Nam trong khi ngành cơ khí đã có bước trưởng thành đáng kể trong chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện công suất đến 600MW. Rất nhiều doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu thiết bị toàn bộ của các nhà máy nhiệt điện, kể cả các thiết bị toàn bộ có công nghệ phức tạp. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia chế tạo và lắp đặt được nhiều thiết bị quan trọng với năng lực chế tạo hàng trăm nghìn tấn kết cấu và thiết bị/năm. Nhiều dự án nhiệt điện quan trọng như Na Dương, Phú Mỹ 3, 4, Vũng Áng 1, Phả Lại 2 đã có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong nước. Dự án nhiệt điện Uông Bí do Lilama lần đầu tiên làm tổng thầu EPC đã rất thành công. Tuy nhiên, tỷ lệ NĐH thiết bị đồng bộ của nhà máy nhiệt điện vẫn còn thấp, thường chỉ đạt 40% về khối lượng và 20-25% về giá trị. Ngay cả khi nhà thầu trong nước làm tổng thầu 1 số dự án Nhiệt điện Phú Mỹ, Uông Bí 1, Vũng Áng 1, Thái Bình 2, Long Phú 1…  thì tỷ lệ nội địa hóa cũng rất thấp vì phần cung cấp thiết bị vẫn do nhà thầu nước ngoài thiết kế và cung cấp. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông Sáng, nguyên nhân chủ yếu là do việc huy động vốn đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện rất lớn nên các chủ đầu tư thường thu xếp vốn từ các nhà thầu nước ngoài để họ bao trọn gói từ thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng. Mặt khác, quy định đấu thầu hiện hành vẫn ưu tiên cho các nhà thầu bỏ giá rẻ, điều kiện này thường các nhà thầu Trung Quốc có ưu thế vì họ được hưởng chính sách thuế ưu đãi xuất khẩu 15% của nước họ, đồng thời lại được hưởng chính sách thuế ưu tiên nhập khẩu thiết bị của Việt Nam. Mặt khác, trong nước chưa có đơn vị nào đủ năng lực thiết kế và quản lý dự án trọn bộ nhà máy nhiệt điện. Phần thiết bị được NĐH chủ yếu là những bộ phận đơn giản, những thiết bị phức tạp vẫn phải gia công, chế tạo theo thiết kế và giám sát của chuyên gia nước ngoài. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước còn lỏng lẻo. Tâm lý chuộng hàng ngoại cộng với khả năng rủi ro khiến các chủ đầu tư ngại trách nhiệm khi sử dụng tổng thầu trong nước. Vì vậy, doanh nghiệp trong nước thường bị o ép khi muốn hợp tác đấu thầu với nhà thầu nước ngoài. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
Thực hiện dần từng bước</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Việc tăng cường "nội địa hóa" thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện chắc chắn sẽ tạo sự đột phá về phát triển năng lực công nghệ trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm nhập siêu, tăng tính chủ động cho các dự án cũng như tạo công ăn việc làm. Theo phân tích của Viện Nghiên cứu cơ khí, hiện chúng ta chưa thể NĐH một số thiết bị chính như Lò hơi, tuabin, máy phát do thị trường không đủ lớn để đầu tư hạ tầng; việc chuyển giao công nghệ lâu dài và tốn kém; đặc biệt nguồn vốn cần thu xếp rất lớn. Tuy nhiên, các thiết bị phụ hoàn toàn có thể sản xuất trong nước.  Phương án NĐH cần thực hiện từng bước. Các dự án đầu tiên sẽ mua thiết kế và chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Các dự án sau sẽ do nhà thầu trong nước thực hiện. Ở giai đoạn 1, công tác thiết kế đảm bảo NĐH 40% ở dự án đầu tiên và tăng lên 70% ở dự án thứ 2, từ dự án thứ 3 sẽ thực hiện trên 90%. Công tác chế tạo sẽ đảm bảo NĐH 50% giá trị thiết bị, dự án thứ 2 nâng lên 60% và dự án thứ 3 trở đi sẽ NĐH trên 70%. Đến giai đoạn 2, công tác thiết kế sẽ chủ yếu là NĐ, tư vấn nước ngoài chỉ có vai trò thẩm định. Công tác chế tạo sẽ đạt tỷ lệ NĐH tới 70% giá trị và hơn 90% khối lượng. Hiện có 10 dự án nhiệt điện đang được đề nghị thực hiện NĐH là Vĩnh Tân 4, Sông Hậu 1, Hải Phòng 3, Long Phú 2, Long Phú 3, Quảng Trạch 2, Cẩm Phả 3, Than miền Trung, Uông Bí 3, Yên Hưng – Quảng Ninh.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Khó khăn bài toán thiếu vốn</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tại Hội nghị chế tạo sản xuất thiết bị nhiệt điện trong nước do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, các đại biểu đều cho rằng, vướng mắc nhất trong việc thực hiện NĐH hiện nay chính là khó khăn về tài chính ở các doanh nghiệp, chưa kể các khoản thuế cộng với lãi suất vay thương mại quá cao, đặc biệt là nguồn tài chính cho doanh nghiệp có dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng không có vốn. Đồng thời phải có một “nhạc trưởng” có đủ năng lực đứng ra tổ hợp, lắp ráp tất cả các lĩnh vực thành một khối thống nhất. Giải pháp đang được đề xuất là hình thành “Liên danh nhà thầu” từ 7 đơn vị trong nước là NARIME, LILAMA, AGROMECO, MIE, VINAINCON, COMA, EEMC do NARIME làm đại diện. Đồng thời đề nghị các chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng cần tách các hạng mục sẽ NĐH ra khỏi gói thầu thiết bị chính. Bên cạnh đó, cần có cơ chế cho phép chủ đầu tư được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam đối với các gói thầu NĐH. Thực hiện miễn thuế VAT, thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan với dịch vụ thiết kế thuê từ nước ngoài, các vật tư thiết bị nhập khẩu để chế tạo trong nước. Áp thuế nhập khẩu 10,2% với các hạng mục phụ trong trường hợp nhập khẩu đồng bộ kèm theo dây chuyền thiết bị chính (hiện nay các thiết bị nhập kèm không bị tính thuế đã làm giảm tính cạnh tranh của thiết bị sản xuất trong nước.<br />
</span></p>
Ngọc Loan