Trong đó, đã đưa vào vận hành 5 công trình, 2 công trình đang thi công gồm: Nhà máy Thủy sản Miền Nam (thành phố Cần Thơ), Nhà máy Thủy sản 4 (Đồng Tháp). Đồng thời đã thực hiện vai trò tư vấn đầu tư tiết kiệm năng lượng đạt kết quả 2 khách hàng tự đầu tư là Khách sạn Ban Tích (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Công ty TNHH HOYA LENS (Bình Dương).
Bên cạnh đó, Tổng công ty còn đạt đồng thuận thương thảo ký kết hợp đồng triển khai trong năm 2017 gồm 3 công trình là: Khách sạn Cửu Long A tại Vĩnh Long (dung tích nước nóng sử dụng 5.000 lít/ngày); Bệnh viện Phương Châu tại thành phố Cần Thơ (dung tích nước nóng sử dụng 5.000 lít/ngày) và Cơ sở giết mổ gia súc Đại Nam tại Long An.
Ngoài ra, Tổng công ty đã khảo sát và xúc tiến tư vấn đầu tư 39 công trình hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời tại các địa phương như Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Ninh Thuận và Đồng Nai.
Theo đánh giá của Tổng công ty Điện lực miền Nam, việc thu tiền tiết kiệm hàng tháng đối với các công trình ESCO trong năm 2016 đã thu được hơn 500 triệu đồng (trong 4 công trình đã vận hành), dự kiến thu trong năm 2017 khoảng 1,5 tỷ đồng (cho 7 công trình), đạt 20,36% trên tổng số vốn đầu tư. Khả năng đến năm 2021 sẽ hoàn tất việc thu hồi vốn đầu tư cho các công trình này.
Đánh giá của Tổng công ty cũng cho thấy các công trình ESCO đã đạt được mục tiêu trong việc thúc đẩy áp dụng các giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường, tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm áp lực cung cấp điện, bảo vệ môi trường và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn nhất định như về tính pháp lý, về nguồn nhân lực chuyên môn hay vật tư thiết bị còn đặc thù chưa phổ biến trên thi trường gây khó khăn trong công tác thẩm định, đấu thầu các dự án.
Mai Phương/Icon.com.vn