Toàn cảnh điện gió Phú Lạc.
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng các dự án điện mặt trời trên mái nhà có thể được kết nối lên lưới điện mà không ảnh hưởng đến khả năng vận hành của các lưới. Nhận định này cũng được chứng minh qua hoạt động chạy lập trình thí điểm tại khu công nghiệp Hòa Cầm (TP.Đà Nẵng).
Ông Alejandro Montalban, Trưởng Bộ phận Hợp tác và Phát triển, Phái đoàn Liên Minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, qua các hoạt động đã chứng minh rằng việc kết nối lưới các dự án điện mặt trời trên mái nhà là hoàn toàn có khả năng. Theo đánh giá, đây là kết luận quan trọng trong bối cảnh Cục Điều tiết Điện lực đang tiến hành soạn thảo chính sách cho điện mặt trời trên mái nhà quy mô nhỏ, với cơ chế bù trừ điện năng, và các dự án điện mặt trời quy mô lớn.
“Chúng tôi hi vọng rằng các quy định về cơ chế bù trừ điện năng sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới để góp phần hỗ trợ sự phát triển của thị trường điện Việt Nam hiện nay”, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nói.
Theo đánh giá, Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển điện mặt trời, với tiềm năng kỹ thuật lên đến 300 Gigawatt (GW). Mới đây, Chính phủ đưa ra mục tiêu lắp đặt 12 GW điện mặt trời vào năm 2030. Ngay trong năm 2017, Chính phủ đã công bố Quyết định mới về cơ chế hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời, bao gồm giá mua điện 9.35 cent/ kWh từ các dự án nối lưới. Theo đánh giá, quyết định này là bước tiến quan trọng, tạo cơ chế thu hút đầu tư khu vực tư nhân vào phát triển điện mặt trời.
Theo: Pháp luật