Anh Quốc đang gấp rút cần vốn đầu tư vào ngành năng lượng, nếu không một cuộc khủng hoảng năng lượng tiếp theo có thể sẽ xảy ra trong vài năm tới.
Chính phủ nước này đang tích cực vận động cắt giảm nhu cầu dùng điện trên cả nước. Tuy nhiên, khoản tiền đầu tư hàng tỉ đô-la cần cho ngành năng lượng thì vẫn là vấn đề nan giải. Điều này có nghĩa là Anh quốc sẽ vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng nếu nhu cầu về điện giảm.
Theo The Times, nhiều nhà kinh tế Anh có thể phản đối việc xây thêm các nhà máy điện, nhưng ngành năng lượng nước này đang thực sự cần nguồn đầu tư mới mong thoát khỏi tình trạng mất an ninh năng lượng trong tương lai. Dự tính tới năm 2015, nguồn năng lượng nước này sẽ trong trạng thái bấp bênh nhất.
Một điều đáng mừng là gần đây nhu cầu năng lượng và việc thải khí cacbonic đã giảm đáng kể vì thế dấu hiệu khủng hoảng cũng có phần tạm lắng. Trong 2 năm trở lại đây, Anh đã tích cực dự trữ năng lượng, nhưng cho đến lúc này nguồn dự trữ cũng phải suy kiệt. Anh Quốc có nhiều nhà máy được xây dựng từ những năm 70 hoặc sớm hơn. Nhiều nhà máy nhiệt điện thì nằm trong tình trạng sắp đóng cửa do lượng khí thải vượt quá quy định của EU. Vì thế trong một vài năm tới Anh sẽ phải nhập khẩu khí đốt và than đá nhiều hơn.
Tuy nhiên, có khả năng trong thời gian tới nước này sẽ xây dựng thêm các trạm khí đốt cỡ vừa và nhập khẩu thêm gas, đúng vào thời điểm mà cả châu Âu cũng cần gas và khí đốt. Trong khi đó, Nga đang giảm khối lượng đầu tư vào các nguồn khí đốt mới, vì thế sẽ khó lòng mà cung cấp đủ khí đốt theo yêu cầu của châu Âu. Để bù vào lượng khí đốt thiếu hụt này, Anh sẽ phải sử dụng tới nguồn khí gas thiên nhiên hóa lỏng. Tuy nhiên, đây lại là nguồn năng lượng có hạn và cũng có nhiều nước đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản mong muốn có nó.
Liệu năng lượng sức gió có thể thay thế cho năng lượng hạt nhân, dầu mỏ, khí gas hoặc than đá? Chính phủ Anh Quốc đang tích cực đưa ra dự án thúc đẩy xây dựng các nhà máy điện gió (nhà máy phát điện chạy bằng sức gió) từ 0,5% lên 35%. Tuy nhiên dự án này không mấy khả thi như mong đợi vì sức gió thường có tính không ổn định.
Quy mô đầu tư cần thiết cho các nhà máy năng lượng như vậy quả thật là rất lớn. Vấn đề là vốn đầu tư không phải chỉ dành riêng cho việc xây nhà máy mà còn phải chi dùng cho việc lắp đặt đường ống, bảo quản, khai thác…Ước tính chi phí cũng lên tới hàng chục tỉ đô-la. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế lần này, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm đi thì việc mong chờ nguồn đầu tư lại càng khan hiếm.
Nếu như chính phủ Anh không nhanh chóng đưa ra các chính sách thay đổi thì nước Anh sẽ rất khó có hi vọng phục hồi nhanh nền kinh tế sau khủng hoảng cũng như ổn định nhu cầu năng lượng trong nước.
Theo Lenta/Vitinfo