Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn.
Theo báo cáo, Truyền tải điện (TTĐ) Gia Lai được Công ty Truyền tải điện 3 giao quản lý vận hành lưới điện truyền tải trên địa bàn tỉnh Gia Lai đi qua 63 xã, thị trấn của 8 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố và một phần trên địa bàn Huyện Eahleo – tỉnh ĐăkLak với tổng chiều dài là 758 km, trong đó, 6 tuyến đường dây 500kV có tổng chiều dài 369,187km gồm: 4 tuyến mạch đơn và 02 tuyến mạch kép; 10 tuyến đường dây 220kV có tổng chiều dài 415.831km gồm: 06 tuyến mạch đơn và 04 tuyến mạch kép và 2 trạm biến áp 500kV Pleiku (dung lượng 1.725MVA), Pleiku 1 (dung lượng 900MVA). Theo kế hoạch, cuối năm 2020 tiếp nhận quản lý vận hành đường dây 500kV mạch kép Dốc Sỏi - Pleiku 2 có chiều dài hơn 41km.
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn.
Hiện, TTĐ Gia Lai đang quản lý vận hành 2 Trạm biến áp 500kV là Pleiku (dung lượng 1.725MVA) và Pleiku 2 (dung lượng 900MVA).
Các tuyến đường dây truyền tải do TTĐ Gia Lai quản lý vận hành phần lớn đi qua các vườn trồng cây công nghiệp, như: Cao su, bời lời, điều, thông, tràm,… mặc dù cây trồng nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn lưới điện, nhưng vào mùa mưa cây phát triển nhanh, vươn cao có nguy cơ ngã đổ vào đường dây là khá lớn; khu vực Tây Nguyên đất đỏ Bazan, mùa khô kéo dài hơn sáu tháng, mật độ bụi cao kết hợp lốc xoáy đã làm cho tốc độ cách điện nhiểm bẩn nhanh, khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, sương mù, sương muối xuất hiện dẫn đến nguy cơ phóng điện qua cách điện; người dân thường xuyên canh tác trồng cây dưới hành lang, một số loại cây trồng lâu năm bị chặt bỏ để chuyển đổi giống cây trồng, dẫn đến tình trạng tự ý đốt dưới hành lang, cộng với phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số, thường hay đốt nương làm rẫy, dẫn đến có nguy cơ cháy dưới hành lang gây sự cố…
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn.
Để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải với những điều kiện khó khăn trên, TTĐ Gia Lai đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân phối hợp và hỗ trợ trong công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện truyền tải. Riêng 9 tháng đầu năm 2020, đơn vị đã phát đến tay người dân 2.733 tờ rơi tuyên truyền, ký bản cam kết không vi phạm hành lang an toàn lưới điện với 1.218 hộ dân; phát 4.300 cuốn lịch Xuân 2020 có nội dung tuyên truyền bảo vệ an toàn lưới điện Truyền tải Quốc gia đến tay người dân sống làm việc gần khu vực đường dây đi qua.
Ông Phạm Lê Phú tặng quà cho công nhân TBA 500kV Pleiku2. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Với các khoảng cột pha đất thấp, khi đường dây mang tải cao tăng cường kiểm tra đo soi phát nhiệt, kiểm soát khoảng cách pha đất do dây bị võng xuống, cử công nhân canh gác tại các điểm giao chéo đường dân sinh, lắp đặt cổng khống chế chiều cao phương tiện để ngăn ngừa sự cố; theo dõi thường xuyên các cung đoạn, khoảng cột có lưới che tiêu, chanh dây và cây trồng khác, phối hợp với chủ hộ chằng néo chắc chắn không để gió lốc cuốn lên đường dây, tổng diện tích theo dõi lưới che 101.815 m2; triển khai lắp các camera giám sát các cung đoạn trọng điểm như: Khu vực cây cao su cao ngoài hành lang, khu vực có khả năng cháy mía, cháy rừng, thả diều và khu vực kè móng có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão diễn biến bất thường.
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Đối với các trạm biến áp, TTĐ Gia Lai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của EVNNPT và Công ty Truyền tải điện 3 trong công tác quản lý vận hành, theo đó, ban hành đầy đủ các quy trình vận hành thiết bị; các quy trình vận hành thiết bị chính như máy biến áp, kháng điện 500kV, tụ bù dọc 500kV, máy cắt, các quy trình thao tác, quy trình xử lý sự cố, phiếu thao tác mẫu cho 02 TBA; tuân thủ đúng quy định “Kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơle bảo vệ trong Tập đoàn điện lực Việt Nam”; kiểm tra định kỳ chỉnh định rơ le và sau khi thí nghiệm; tăng cường kiểm tra soi phát nhiệt, kiểm tra ngày, đêm thiết bị đúng quy định; làm kín và có mái che, hộp che chống nước các bảo vệ nội bộ máy biến áp, kháng điện; tăng cường công tác đào tạo cho nhân viên vận hành trạm, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực xử lý bất thường, sự cố cho nhân viên vận hành....Đặc biệt chú trọng công tác sửa chữa và sửa chữa lớn, giảm tồn kho tối ưu hóa chi phí, giảm tổn thất điện năng, giảm sản lượng điện tự dùng....
Kết quả, 10 tháng đầu năm 2020 thực hiện truyền tải với sản lượng gần 450 triệu kWh, đạt 121,2% kế hoạch (dự kiến sản lượng cả năm là 494.181.775 kWh, đạt 133,2% kế hoạch); tổn thất điện năng cấp điện áp 220kV giảm 0,15%, cấp điện áp 500kV giảm 0,05%, tổn thất chung giảm 0,06%; điện tự dùng chỉ bằng 87,66% kế hoạch, trong đó, sản lượng điện qua các máy biến áp tự dùng bằng 79,3% kế hoạch giao, sản lượng điện mặt trời áp mái bằng 10,54% điện tự dùng của trạm....
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú đã ghi nhận những thành tích của tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động Truyền tải điện Gia Lai đã nỗ lực khắc phục những khó khăn về địa hình, địa chất, đặc thù khí hậu của vùng Tây Nguyên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt biểu dương tinh thần tương thân, tương ái hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ngãi trong việc khắc phục sự cố lưới điện 110kV Quảng Ngãi bị ảnh hưởng bão số 9 để sớm cấp điện cho khách hàng trên địa bàn.
Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú yêu cầu lãnh đạo Công ty Truyền tải điện 3, Truyền tải điện Gia Lai phải có những giải pháp hữu hiệu để vận hành an toàn các đường dây truyền tải đi qua địa phận các tỉnh Tây Nguyên, TBA 500kV Pleiku và Pleiku 2 là những nút quan trọng tiếp nhận công suất từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn Tây Nguyên và từ Lào về Việt Nam thông qua đường dây 220 kV Xekaman 1, đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Trung - Tây nguyên và các tỉnh phía Nam. Đồng thời, liên kết lưới điện góp phần đảm bảo phát triển năng lượng bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế; giảm tổn thất điện năng và tạo điều kiện để khai thác, vận hành tối ưu hệ thống điện. Khắc phục khó khăn về hiện trạng lưới điện, đặc biệt là trạm biến áp 500kV Pleiku vận hành từ năm 1994 nên thiết bị có xu hướng suy giảm chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra sự cố. Chuẩn bị nhân lực để tiếp nhận thêm 2 trạm biến áp 500kV.
Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú lưu ý, trong công tác vận hành, Công ty Truyền tải điện 3 và các đơn vị Truyền tải phải rà soát để hoàn công tiếp địa đường dây; lắp đặt camera tại các vị trí xung yếu tiềm ẩn nguy cơ cháy và sự cố; bổ sung thêm phần mềm ứng dụng cho công việc theo dõi quá trình vận hành làm cơ sở lên kế hoạch sửa chữa định kỳ….
Hiện, EVNNPT đang triển khai xây dựng định mức chung trong mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp truyền tải cũng như rà soát định biên cho phù hợp với chủ trương chung của EVN, đảm bảo khoa học và hiệu quả.
Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú nhấn mạnh, Công ty Truyền tải điện 3 và các đơn vị Truyền tải cần phải phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo để nâng cao năng lực vận hành và kiểm soát thiết bị nhằm đạt được bước tiến mới, vững chắc và những thành tích cao hơn, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.