Công ty Sinohydro của Trung Quốc tham gia phát triển dự án Tekeze công suất 300MW ở Ethiopia
Quyết định đầu tư vào dự án đập Memve'ele ở Cameroon của công ty SINOHYDRO chỉ là vụ mới nhất trong hàng loạt hỗ trợ dài hơi của Trung Quốc cho các dự án thuỷ điện tại cận Sahara ở Châu Phi. Thường thì các hợp đồng được xúc tiến vì lý do thương mại, nhưng những hợp đồng này lại là một phần chính sách lớn của chính phủ Trung Quốc đối với khu vực này. Với chiến lược ngoại giao liên quan đến nhà máy thủy điện, Bắc Kinh đang giúp châu Phi phát triển các dự án hạ tầng với nỗ lực rõ ràng để giành quyền kiểm soát một mảng rộng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ dầu, khí đốt đến đồng và quặng sắt.
Công ty Globeleq đã đưa ra kế hoạch đầu tiên để phát triển các dự án Memve'ele. Một công ty con của tập đoàn CDC của Anh (trước đây gọi là Commonwealth Development Corporation - Công ty phát triển cộng đồng), đầu tư vào các dự án điện ở các nước đang phát triển để cải thiện mức sống của các nước này cũng như tạo ra lợi nhuận. Công ty này dự định phát triển các dự án thông qua chi nhánh địa phương của mình là Sud Energie, bằng hợp đồng BOOT (“build own operate transfer” - BOOT: là hình thức xây dựng bằng tiền của doanh nghiệp/cá nhân và sau một thời gian sẽ chuyển nhượng lại cho chính phủ) và có thể thấy là sau 20 năm dự án này sẽ thuộc quyền sở hữu của chính phủ.
Tuy nhiên, công ty Globeleq rút khỏi đề án ngay trong tháng 5/ 2009, chưa đầy hai năm sau khi ký hợp đồng BOOT. Vì thế mà chính phủ thay đổi cấu trúc của thỏa thuận này và phản đối thực tế sẽ mất hai thập kỷ để bảo đảm quyền sở hữu. Công ty Sinohydro đã ký thỏa thuận sơ bộ để xây dựng dự án này trong tháng chín năm nay và phát ngôn viên của chính phủ tiết lộ rằng thỏa thuận cuối cùng dự kiến sẽ được hoàn thành trong tương lai gần.
Tuy nhiên, phạm vi của dự án sẽ vẫn không thay đổi. Tổng số 200 MW công suất điện sẽ được lắp đặt tại Memve'ele trên sông Ntem, phát điện lần đầu vào tháng 12 năm 2014. Kết luận tại buổi ký kết thỏa thuận sơ bộ, bộ trưởng năng lượng và thủy lợi, Michael Ngako Tomdio, nhận xét: "Tôi hy vọng mọi việc sẽ được tiến hành nhanh chóng để công ty Sino Hydro có thể bắt đầu làm việc sớm vào năm tới."
Công ty Trung Quốc này cũng sẽ phát triển cơ sở hạ tầng truyền dẫn mới để kết nối đề án này đến phần còn lại của lưới điện quốc gia và các tiểu bang lân cận. Thủ đô Yaoundé đặt mục tiêu đẩy mạnh công suất phát điện quốc gia lên đến 2 GW năm 2015, phần lớn sản lượng bổ sung do nhà máy điện Memve'ele, các nhà máy thuỷ điện và khi đốt mới khác cung cấp đã tạo ra doanh thu xuất khẩu. Người ta tin rằng nước cộng hòa Equatorial Guinea, nước cộng hòa Gabon và Cộng hòa Congo có thể nhập khẩu tất cả thủy điện của Cameroon, mặc dù một số sản lượng này cũng sẽ dùng để tăng cường nguồn cung ở phía nam của Cameroon.
Giám đốc dự án Memve'ele, ông Dieudonné Bisso đã cam kết sẽ thực hiện đánh giá tổng thể ảnh hưởng tới môi trường và xã hội đồng thời những người dân bị di dời và chịu ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ để tái định cư. Ông nói rằng nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng sẽ được tạo công ăn việc làm trong giai đoạn xây dựng của liên doanh này. Tài chính của dự án (814 tỉ USD) dự kiến sẽ do Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc (Exim Bank China) cung cấp để khẳng định rằng sự tham gia của công ty Sinohydro được Bắc Kinh hỗ trợ.
Độc giả thường xuyên của Tạp chí Xây dựng đập và Nguồn nước Quốc tế (IWP & DC) sẽ nhận ra một số thoả thuận tương tự khác của Trung Quốc ở Châu Phi. Chính Sinohydro - công ty đã chờ đợi suốt để triển khai dự án đập Bui 400MW ở Ghana, đã tổ chức cuộc hội đàm với chính phủ Zambia về việc mở rộng đập Kariba ở Zambia, và xây dựng dự án thủy điện Tekeze với công suất 300 MW ở Ethiopia. Sinohydro không phải là công ty duy nhất của Trung Quốc quan tâm đến tiềm năng thuỷ điện của Châu Phi. Tổng công ty Điện nước quốc tế của Trung Quốc là thành viên của liên doanh phát triển đập Merowe với công suất 1.250 MW ở Sudan, còn Tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị và máy móc quốc gia Trung Quốc đang xây dựng hai đập nước nhỏ hơn ở Gabon.
Trung Quốc có hồ sơ theo dõi đầu tư vào châu Phi. Bắc Kinh đã tài trợ một loạt các dự án vào những năm 1970 như một phần của một chiến lược ngoại giao Chiến tranh Lạnh để hỗ trợ các quốc gia với các chính phủ cánh trái. Kết quả là, tiền bạc và nhân lực của Trung Quốc được sử dụng để xây dựng các tuyến đường sắt Tanzania-Zambia (Tazara) để giảm bớt sự phụ thuộc của cả hai quốc gia trên trong thời kì phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Bắc Kinh ít quan tâm đến vùng này trong thập niên 1980 và 1990, nhưng những năm gần đây đã tăng lên đáng kể.
Giá cả hàng hóa tăng cao từ năm 2004 - 2008 phần lớn do tăng trưởng kinh tế 10% hàng năm được duy trì liên tục của Trung Quốc thúc đẩy vì khối lượng vận chuyển hydrocarbon và than đá sang Trung Quốc không ngừng tăng lên. Các công ty của Trung Quốc không thể cạnh tranh với các công ty than đá và dầu quốc tế đã thống trị nền kinh tế của nhiều nước châu Phi. Tuy nhiên, bằng việc gắn đầu tư cơ sở hạ tầng với việc nhượng quyền khai thác nguyên liệu thô, các công ty của Trung Quốc có thể mang lại những thứ hơn rất nhiều các đơn hàng do đối thủ cạnh tranh phương Tây cung cấp.
Chuyển nhượng dầu hoặc đồng đôi khi rõ ràng là gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng thường xuyên tiềm ấn kết nối giữa hai vấn đề này. Các thoả thuận liên chính phủ giữa Bắc Kinh và các quốc gia châu Phi thường được thỏa thuận trên cơ sở song phương để áp dụng cho nhiều thoả thuận cụ thể giữa các quốc gia châu Phi này và các công ty Trung Quốc liên quan đến dự án cá nhân mà trước đây mới chỉ đồng ý về nguyên tắc. Thực tế là nhiều công ty Trung Quốc toàn bộ hoặc một phần thuộc sở hữu nhà nước đã tạo ra ảnh hưởng lớn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách đầu tư.
Quan điểm của các chính phủ châu Phi cho thấy họ hoan nghênh những đầu tư như vậy. Các đề án thủy điện chiếm phần lớn sản lượng điện bên ngoài Bắc Châu Phi và Nam Phi, trong khi hầu hết tiềm năng thuỷ điện của châu lục này vẫn chưa được khai thác. Tuy vậy các công ty điện lực địa phương thường thiếu năng lực tài chính để phát triển các dự án mới, trong khi các công ty nước ngoài đến từ hầu hết các châu lục còn lại của thế giới tránh đầu tư vào châu Phi vì thiếu doanh thu để bán giảm giá. Kết quả là, tương đối ít các dự án thuỷ điện lớn đã được hoàn thành ở châu lục này. Thực tế là các công ty Trung Quốc chuẩn bị xây dựng các dự án đập, đường sắt, cảng và nhiều cơ sở hạ tầng cần thiết khác, nhưng đều bị gây áp lực bởi các chính phủ “khát tiền” của Châu Phi.
Ngoài ra, việc triển khai đập Tam Hiệp (Three Gorges) với công suất 18.2GW, dự án đập trên sông Hoàng Hà với công suất 15.8GW và đập Xiluodu với công suất 12.6GW đã làm cho Trung Quốc tin tưởng vào kiến thức chuyên ngành thủy điện và khả năng cung cấp đào tạo cho hàng nghìn kĩ sư và chuyên gia khác. Chính sách ngoại giao trong việc xây dựng nhà máy điện của Bắc Kinh đã tạo cơ hội cho ngành công nghiệp này đẩy mạnh kiến thức chuyên môn của mình trong nhiều môi trường đầy thách thức, giúp tạo ra doanh thu xuất khẩu.
Đập Bui đang được triển khai ở Ghana
Công trình xây dựng đang tiến hành ở đập Bui
Một trong những đề án thuỷ điện lớn nhất ở châu Phi do một công ty của Trung Quốc triển khai là đập Bui trên sông Volta đen ở khu vực Ahafo Brong của Ghana. Lần lượt các chính phủ Ghana đã tìm cách phát triển dự án nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào đập Akosombo công suất 1.020 MW đồng thời cũng chuyển đổi thời kì suy thoái của nước này từ nước xuất khẩu điện ròng thành nước nhập khẩu nhưng các nhà phát triển nước ngoài và ngay cả các tổ chức tài chính quốc tế không muốn tài trợ cho việc kinh doanh mạo hiểm này, một phần bởi vì nó sẽ gây ra lũ lụt cho công viên quốc gia Bui rộng lớn khiến cho loài hà mã hiếm hoi sẽ phải di chuyển đi chỗ khác.
Tuy nhiên, vào tháng tư năm 2007, công ty Sinohydro cuối cùng cũng đặt bút kí hợp đồng BOT trị giá 622 tỉ USD để xây dựng đập Bui với hầu hết kinh phí từ các nguồn của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã cho vay 270 tỉ USD với lãi suất thấp, trong khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cung cấp 292 tỉ USD tín dụng của bên mua, để cho Accra đóng góp 60 tỉ USD. Một số chính phủ phương Tây và các cơ quan phát triển đã chỉ trích hành động này và các đề án thuỷ điện khác vì đã tạo thêm nợ cho châu Phi khi mà thực tế đang áp dụng chế độ giảm nợ, đặc biệt là thông qua việc đẩy mạnh đề án giảm nợ cho các nước nghèo mắc nợ (HIPC) của Ngân hàng Thế giới.
Chính phủ Ghana cho rằng việc thúc đẩy nền kinh tế sẽ bù đắp nhiều hơn cho các khoản thanh toán nợ nhưng sự thiếu minh bạch về các điều khoản của tín dụng sẽ làm tăng thêm sự chỉ trích đối với những thỏa thuận đó. Tuy nhiên, người ta có thể lập luận rằng thiếu vắng sự bảo đảm về quản trị và lợi ích xã hội tạo ra nhiều chỗ trống cho các chính phủ châu Phi luồn lách. Ngoài việc cung cấp điện cần thiết, người ta hi vọng nó có thể tưới tiêu cho 30.000 ha đất nông nghiệp và tạo ra một trung tâm du lịch.
3 tua bin và 1 bê tông đầm lăn tạo ra 400 MW điện. Giai đoạn hai của đập Bui bắt đầu vào tháng mười hai năm ngoái, khi con sông này đã bị chặn để chuẩn bị cho việc xây dựng đập chính, gian tuabin máy phát và đập tràn. Đập Bui nằm trong cùng hệ thống sông với đập Akosombo đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán trong thập kỷ qua, nhưng thủ đô Accra tự tin rằng đập Bui sẽ cải thiện tình hình cung cấp điện, cung cấp điện cho miền bắc Ghana, Togo và Burkina Faso thông qua thị trường điện Tây Phi (WAPP). Hiện nay, hầu hết năng lượng tiêu thụ ở phía bắc do đập Akosombo ở phía nam tạo ra và vì thế công ty điện lực quốc gia Volta River Authority (VRA) bị thiệt hại đáng kể trong khi chuyển giao điện trên cả nước.
Công ty Sinohydro cũng đã ký một hợp đồng kỹ thuật, mua sắm và xây dựng với công ty cung cấp điện Zambia (viết tắt là Zesco) trong tháng 11/2007 để mở rộng thị phần của Zambia trong dự án Kariba. Nửa kia của dự án nằm tại Zimbabwe nhưng dự án ngân hàng phía bắc Kariba trị giá 243 tỉ USD sẽ cung cấp thêm cho Zambia 360MW điện và do đó đưa ra một tỷ lệ tốt về đầu tư. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc lại một lần nữa tham gia cung cấp 206 tỉ USD.
Việc xây dựng công trình đã được triển khai và dự kiến hoàn thành vào năm 2012 khi Zesco hy vọng đẩy mạnh tiến độ của chương trình điện khí hóa nông thôn, mặc dù ngành khai thác mỏ có thể tiêu thụ một số sản lượng điện mới. Hiện nay, công ty Zesco phụ thuộc vào nhập khẩu điện từ tổ chức điện Nam Phi (SAPP) trong các thời kỳ mà lượng mưa thấp kéo dài, nhưng tiêu thụ tăng cao ở những nơi khác trong SAPP và các vấn đề ngày càng gia tăng về việc cung cấp điện ở Nam Phi hàm ý rằng điều này có thể trở thành một lựa chọn không chắc chắn trong tương lai, nhất là khi thuế ở SAPP dự kiến sẽ tăng lên.
Có lẽ nơi bảo vệ quyền truy cập vào tài nguyên thiên nhiên tốt nhất ở Châu Phi là Nigeria. Là nơi có trữ lượng dầu và khí đốt lớn nhất của châu lục, Nigeria đã thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc, gồm tổng công ty dầu hỏa ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã chi ra 2.3 tỉ USD để mua 45% cổ phần chuyển nhượng quyền khai thác mỏ dầu 130 của Nigeria (Nigeria's OML 130) vào tháng 1/2006 trong khi tiếp tục đầu tư vào tài sản dầu. Tuy nhiên, nhiều dự án quy hoạch hạ tầng đã bị đình trệ, trong đó có khoản đầu tư 8.2 tỉ đô la của Trung Quốc vào hiện đại hoá đường sắt và triển khai đập Mambila công suất 3.9GW do tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị máy móc quốc gia Trung Quốc tiến hành. Một loạt các hợp đồng do chính phủ trước đây của Tổng thống Olusegun Obasanjo ký kết đang được chính quyền mới xem xét. Do đó, số phận của các liên doanh Mambila chưa được quyết định.
Trong tháng ba, công ty Sinohydro ký hợp đồng với Tổng công ty Điện lực Benin (CEB) để phát triển các đề án thủy điện Adjarala công suất 147MW trên sông Mono, con sông tạo ra một phần biên giới giữa Benin và Togo. Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, hợp đồng này có giá trị 282 tỉ euro và đề án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong nửa đầu của năm 2013. Benin và Togo sở hữu dự án này đều phụ thuộc rất nhiều vào điện nhập khẩu từ Ghana và Nigeria trong nhiều năm qua nhưng bây giờ có thể trở thành nhà xuất khẩu ròng vào thị trường điện Tây Phi (WAPP). Hoàn thành dự án Adjarala có thể dẫn đến khả năng không chắc chắn rằng các đường ống dẫn từ ống dẫn khí Tây phi (WAGP) sẽ được phát triển để vận chuyển khí từ Nigeria đến Togo và Benin, vì tất cả mục tiêu của WAGP đều tăng năng suất tạo ra thủy điện.
Dự án thủy điện Tekeze bên bờ vực
Ở phía đối diện châu Phi, liên doanh giữa Sinohydro-CWHEC (49%), tập đoàn điện nước Gezhouba của Trung Quốc (30%) và công ty xây dựng Sur của địa phương (21%) đang phát triển dự án thủy điện Tekeze tại Ethiopia. Với chiều cao 185m, đập sẽ cao hơn đập được sử dụng trong dự án Tam Hiệp (Three Gorges), mặc dù công suất phát điện khiêm tốn ở mức 300MW. Tất cả các sản lượng sẽ được bán cho Tổng công ty điện lực của Ethiopia (EEPC) theo một hợp đồng mua bán điện dài hạn. Việc xây dựng đập đã được hoàn thành vào tháng hai năm 2009 và tua bin đầu tiên trong bốn tua bin công suất 75 MW được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2009, chậm hai năm rưỡi so với dự kiến ban đầu.
Gần đây, vào tháng Chín năm 2009, Tổng công ty điện lực của Ethiopia (EEPCo) đã thông báo rằng họ đã ký kết thỏa thuận về hai công trình thuỷ điện khác với các công ty Trung Quốc. Công ty Sinohydro xây dựng dự án Chemoga Yeda với giá trị 555 tỉ đô la bao gồm năm đập trên năm dòng sông ở tiểu bang Amhara (Amhara thuộc tây nguyên Ethiopia). Chi tiết về công suất phát điện chưa được công bố. Hợp đồng thứ hai được trao cho Tập đoàn điện nước Gezhouba của Trung Quốc để phát triển dự án Genale Dawa III công suất 254MW ở phía nam của đất nước, trên biên giới của các tiểu bang Somali và Oromia. Tọa lạc trên sông Genale, dự án bao gồm một con đập cao 110m và có giá 408 tỉ đô la, phát điện lần đầu tiên vào năm 2013.
Nếu tất cả những dự án này, cùng với một loạt các dự án không có sự tham gia của Trung Quốc hoàn thành theo kế hoạch thì chính phủ Ethiopia có thể thực hiện tham vọng trở thành một nước xuất khẩu điện ròng trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, hiện tại nước này vẫn tiếp tục bị rơi vào tình trạng cắt điện luân phiên. Báo chí của Ethiopia thông báo rằng điện đã bị cắt giảm mỗi ngày thứ hai trong vòng sáu tháng qua.
Dự án thuỷ điện lớn nhất ở Châu Phi với sự hỗ trợ của Trung Quốc là Đập Merowe tại nước láng giềng Sudan, mặc dù Tổng công ty điện nước quốc tế của Trung Quốc chỉ là một thành viên của liên doanh bao gồm công ty Cegelec của Pháp và công ty Lahmeyer của Đức. Tuy nhiên, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng đã cho vay 240 tỉ euro (353 tỉ USD) vì Bắc Kinh vẫn tiếp tục chứng minh rằng nó là một trong những đồng minh thân thiết nhất của Sudan trong cộng đồng quốc tế. Nhiều công ty nước ngoài đã tránh xa việc đầu tư vào nước này vì những lời tố cáo rằng những hỗ trợ kiểu như thế đã tạo ra xung đột nhiên liệu ở miền nam Sudan và Darfur. Tuy nhiên, hiện tại tổng công ty xăng dầu quốc gia Trung Quốc (CNPC) là nhà đầu tư lớn nhất trong ngành công nghiệp dầu mỏ ở Sudan, thúc đẩy Bắc Kinh hỗ trợ một loạt các dự án hạ tầng của nước này.
Người ta sẽ hoan nghênh việc tăng thêm công suất phát điện của đập Merowe vì rằng Sudan vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm điện. Giai đoạn đầu tiên của dự án với công suất 250 MW đi vào hoạt động vào tháng 3/2009 nhưng tình trạng thiếu điện đã được báo cáo gần đây nhất là vào tháng 7/2009. Theo chính phủ Sudan, tất cả 1250 MW công suất phát điện được đi vào hoạt động vào cuối năm nay, làm tăng đáng kể tổng công suất phát điện của Sudan. Kết quả là Bộ năng lượng và khai thác mỏ của Sudan đã thông báo sẽ giảm 25-30% thuế vào tháng Bảy tới.
Viễn cảnh
Các chính phủ châu Phi có vẻ không thận trọng lắm khi giải phóng hầu hết các gánh nặng nợ nần của mình để nhận các khoản vay mới với bất kỳ điều khoản nào. Tuy nhiên, hai trong số những trở ngại lớn nhất của tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống là sự thiếu tiếp cận với điện và bản chất không đáng tin cậy của nhiều hệ thống điện ở châu lục này. Trong khi 98% người Bắc Phi có điện tại nhà thì con số này thấp hơn nhiều ở hầu hết châu Phi, giảm tới 5-10% tại Uganda, Malawi, Burkina Faso, Cộng hòa Dân chủ Congo và Mozambique. Việc thiếu các số liệu đáng tin cậy ở một loạt các quốc gia khác cho thấy rằng điện khí hóa có thể chậm phát triển hơn ở những nơi khác.
Việc đầu tư nhiều hơn vào các dự án nhiệt điện và năng lượng tái tạo sẽ tạo ra hỗn hợp cân bằng điện hơn nhưng các dự án thuỷ điện lớn vẫn là lựa chọn rẻ nhất cho hầu hết các quốc gia châu Phi, đặc biệt là từ vùng duyên hải. Chính phủ và các công ty Trung Quốc chuẩn bị đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ vào các dự án thuỷ điện tại châu Phi. Những dự án này đã được thiết kế trên các bản vẽ trong nhiều thập niên, nhưng vẫn chưa phát triển, vì các chính phủ khác và các doanh nghiệp tư nhân không muốn hoặc không thể triển khai các dự án đó.
Do đó, hoàn toàn dễ hiểu rằng, các chính phủ châu Phi đã chuẩn bị để chấp nhận các khoản đầu tư như vậy, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bơm phồng nợ quốc gia của họ. Với rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang chờ xây dựng và tiềm năng thủy điện lớn chưa được khai thác ở Châu Phi, người ta sẽ không ngạc nhiên nếu làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào thuỷ điện ở châu Phi tiếp tục dâng cao trong những năm tới.