Công suất năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tăng gần 700 lần trong năm 2018.
Trung Quốc hiện đang thống trị về năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên toàn thế giới, về cả năng lực và thị phần toàn cầu của các công ty, khiến các cường quốc năng lượng trước đây - đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản – không thể bắt kịp.
Trong một tòa nhà văn phòng ở Thượng Hải, hàng chục công nhân của Envision Group, nhà sản xuất tuabin gió lớn thứ năm trên thế giới, giám sát một mạng lưới bao gồm 100 gigawatt công suất phát điện - tương đương với tất cả các năng lượng tái tạo của Nhật Bản.
Hệ thống của Envision liên kết với hàng chục triệu thiết bị, bao gồm bộ sạc xe điện, thang máy và cảm biến nhiệt độ phòng.
Dữ liệu từ thiết bị này được sử dụng để ước tính nhu cầu năng lượng, cho phép hệ thống xác định cách phân phối điện từ các nhà máy của Envision. Công ty cũng có thể sử dụng nó để phát hiện trước các dấu hiệu về rắc rối tiềm ẩn tại các cơ sở năng lượng.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế IRENA, công suất năng lượng gió của Trung Quốc đã tăng gấp 22 lần và năng lượng mặt trời gần tăng gần 700 lần so trong năm 2018. Đây chính là động lực chính giúp cho tổng công suất năng lượng gió và năng lượng mặt trời toàn cầu tăng gấp 33 lần so với cùng kỳ.
Năm ngoái, Trung Quốc chiếm khoảng 30% năng lượng tái tạo của thế giới. Đứng thứ hai là Mỹ với mức 10%.
Năng lượng tái tạo tạo là trung tâm của kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp “Made in China 2025” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tìm cách đưa Bắc Kinh trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao.
Kể từ khi nhu cầu năng lượng bằng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng của Trung Quốc làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm không khí vốn đã nghiêm trọng của quốc gia này, chính phủ Bắc Kinh đã đặt mục tiêu tăng tổng tỷ lệ năng lượng mặt trời và gió trong tổng nguồn năng lượng lên tới gần 30% vào năm 2030 từ mức dưới 10% vào năm ngoái.
Sáng kiến về “Vành đai và Con đường” đã giúp cung cấp nguồn vốn cho ngành năng lượng tái tạo của Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu năng lượng sạch và tham gia các dự án điện quy mô lớn ở các nước mới nổi như Việt Nam, Campuchia,…
“Thế giới hiện nay đang có xu hướng chuyển sang năng lượng tái tạo, và ảnh hưởng của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng lên với sự thống trị này”, IRENA đã viết trong một báo cáo tháng một.
Với một trung tâm dài 250 km bao gồm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời và vật liệu nằm bên ngoài Thượng Hải. Bắc Kinh hiện kiểm soát 71% thị trường tấm pin năng lượng mặt trời trong năm 2017, trong khi Nhật Bản – đã từng dẫn đầu - chỉ còn 2%.
Trong khi ở thị trường tuabin gió, hai trong số năm công ty hàng đầu là của người Trung Quốc, nắm giữ tổng cộng 22% thị trường vào năm ngoái. Ba phần còn lại thuộc Đan Mạch, Tây Ban Nha và Mỹ.
Trục xoay nhanh chóng của Trung Quốc đối với năng lượng tái tạo và tham vọng của nó đối với thị trường nước ngoài, là một trong những gốc rễ của căng thẳng thương mại với Mỹ.
Washington đã áp đặt thuế quan tự vệ đối với các mô-đun quang điện vào đầu năm 2018, với lý do lo ngại rằng ngành công nghiệp năng lượng mặt trời trong nước sẽ biến mất. Giá các tấm pin năng lượng mặt trời đã giảm 60% trong bốn năm qua và thậm chí First Solar, nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất của Mỹ, đã bị lỗ.
Nhưng ngành công nghiệp năng lượng mặt trời toàn cầu sẽ không thể tồn tại nếu không có Trung Quốc.
Ấn Độ, nơi đã từng áp dụng thuế tự vệ đối với nhập khẩu năng lượng mặt trời của Trung Quốc và Malaysia vào tháng 7/2018, đã phải nhập một loạt các tấm pin từ các nhà máy do các nhà sản xuất Trung Quốc điều hành ở các nước Đông Nam Á khác.
“Việc mở rộng các kênh bán hàng của chúng tôi ra nước ngoài đã tỏ ra hiệu quả”, Dany Qian, phó chủ tịch của công ty dẫn đầu thị trường năng lượng toàn cầu JinkoSolar Holding cho biết.
Tại Trung Quốc, chi phí cho năng lượng mặt trời đã giảm “gần đến mức có thể đạt được lợi nhuận ngay cả khi không có trợ cấp”, Li Junfeng thuộc Trung tâm Chiến lược biến đổi khí hậu và hợp tác quốc tế của Trung Quốc cho biết.
Đạt đến mức đó sẽ rất quan trọng đối với Trung Quốc từ quan điểm an ninh năng lượng. Nước này đã phải dựa vào nhập khẩu 60% dầu trong năm 2015.
Ngành công nghiệp tái tạo của Trung Quốc đang thiết lập sự thống trị về công nghệ để phù hợp với thị trường toàn cầu.
Quốc gia này đã dẫn đầu trong các ứng dụng cho các bằng sáng chế liên quan đến năng lượng tái tạo vào năm 2009, vượt qua Nhật Bản và nắm giữ khoảng 170.000 bằng vào năm 2016 - nhiều hơn 60% so với Mỹ và gấp đôi Nhật Bản. Các công ty Trung Quốc cũng đã đi đầu trong các hệ thống quản lý điện năng trong các nhà máy và văn phòng.
Chính phủ Mỹ hiện tại gần như không ủng hộ năng lượng xanh như Bắc Kinh, với việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris. Nhưng các công ty công nghệ như Google không đồng lòng với Washington, vẫn chấp nhận năng lượng tái tạo, và hiện đang đầu tư thêm cho năng lượng xanh này.