Quy định trên dựa theo Thông tư 22/TT-BCT
- Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
- Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
- Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
- Trộm cắp điện.
- Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 Luật Điện lực.
- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
- Vi phạm nghĩa vụ sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
- Vi phạm nghĩa vụ thực hiện chế độ sử dụng điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, an toàn điện và nội dung khác đã được thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, truyền tải điện đối với khách hàng sử dụng điện lớn.
- Vi phạm nghĩa vụ bảo đảm trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện để đấu nối vào lưới điện truyền tải quốc gia đối với khách hàng sử dụng điện lớn.
- Bên mua điện không thực hiện thanh toán tiền điện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
- Cá nhân, tổ chức sử dụng điện bị xử phạt vi phạm mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện.
- Bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21.10.2013.
Do đó, để không bị cắt điện, người dân cần tránh các hành vi vi phạm pháp luật kể trên.
Link gốc
Theo: Báo Lao động