Việt Nam trước cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư vào năng lượng

Thứ hai, 24/9/2018 | 16:25 GMT+7
Theo các nhà đầu tư Mỹ, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong hút dòng vốn đầu tư Mỹ đó chính là tiềm năng tăng trưởng GDP rõ ràng, tăng trưởng của ngành năng lượng 10-12%/năm (tương đương 4-5 nghìn MW/năm). 

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đang có xu hướng ngày một gia tăng trong thời gian tới, Việt Nam cần có yếu tố mới trong khuôn khổ chính sách liên quan đến năng lượng.  
 
Sự sẵn sàng và cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng hạ tầng kết nối các nguồn điện sẽ là yếu tố quyết định đến dòng chảy đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Theo đó, hiện nay, có rất nhiều "gã khổng lồ" điện năng thế giới đã, đang và sẽ có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh dòng vốn đầu tư của Mỹ, thì Nga, Nhật Bản, châu Âu, Trung Quốc cũng đang quan tâm tới lĩnh vực năng lượng tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, để biến những cơ hội đầu tư thành hiện thực, cần phải có yếu tố mới trong các chính sách về năng lượng của Việt Nam. Điều này không chỉ đảm bảo nhu cầu đầu tư về điện năng trong nước mà còn đáp ứng được yêu cầu từ thương mại quốc tế.
 
Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại thế giới. Mặc dù Hiệp định đối tác toàn diện và xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không có Mỹ, tuy hiên Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội về thương mại từ CPTPP. Điều quan trọng để tối ưu hoá các cơ hội từ CPTPP, Việt Nam cần xây dựng các quy định liên quan đến quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ - đây là những điều kiện cần.
 
Theo các nhà đầu tư Mỹ, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong hút dòng vốn đầu tư Mỹ đó chính là tiềm năng tăng trưởng GDP rõ ràng, tăng trưởng của ngành năng lượng 10-12%/năm (tương đương 4-5 nghìn MW/năm). Để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đang có xu hướng ngày một gia tăng trong thời gian tới, Việt Nam cần có yếu tố mới trong khuôn khổ chính sách liên quan đến năng lượng.
 
Điều này đảm bảo rằng, Việt Nam không chỉ hiện thực hoá được tiềm năng đã có để đáp ứng nhu cầu điện năng, an ninh năng lượng trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới.
 
Hiện nay, tại thị trường Mỹ, "đường cong" tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng đã "phẳng hơn" và không còn "dốc" như trước đây. Vì vậy, doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực này tại các thị trường khác. Việt Nam là một trong những đích đến đầu tư của dòng vốn Mỹ.
 
Trong lịch sử, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ hoàn toàn có thể hợp tác và tối ưu những tiềm năng và lợi thế để phát triển năng lượng tái tạo.
 
Như chúng ta đã biết, Việt Nam có đặc thù là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với diện tích trải dài từ Bắc vào Nam, có sự chênh lệch về khí hậu, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo giữa các khu vực Bắc và Nam cũng khác nhau.
 
Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng giữa miền Nam cũng cao hơn so với miền Bắc. Vì vậy, Việt Nam phải tăng cường các nguồn điện bổ sung từ Bắc vào Nam.
 
Ngoài ra, Việt Nam có nhiều nhà máy điện nằm rải rác tại các khu vực trải dài từ Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên, tại miền Bắc - các nhà máy thuỷ điện nhiều hơn và nhu cầu từ các nguồn năng lượng hoá thạch cũng đã đạt mức bão hoà. Vì vậy, Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng mới. Trong đó phải kể đến như nhiệt điện chạy bằng khí ga, khí hoả lỏng... và cần có một cơ chế giúp Việt Nam giải quyết được hạn chế này?
 
Với kinh nghiệm phát triển hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng công nghệ đã được phát triển tại Mỹ, với những nguồn nguyên liệu mới như khí hoá lỏng, thông qua hợp tác với doanh nghiệp Mỹ.
 
Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu tiền khả thi để chuẩn bị các dự án nhà máy khí hoá lỏng tại Bình Thuận. Nếu nhà máy này được triển khai sẽ có nhiều khác biệt về công nghệ và nguồn nguyên liệu so với những dự án điện mà Việt Nam đã tiến hành.
 
Ngoài ra, theo dự báo của một số nhà đầu tư Mỹ, tiềm năng hạ tầng ngành điện tái tạo của Việt Nam có thể lên tới 8 tỷ USD. Để có thể khai thác được tiềm năng này đòi hỏi những yếu tố mới trong chính sách về năng lượng.
 
Tuy nhiên, có một thực tế đó là hiện nay, Việt Nam đang còn những hạn chế trong hạ tầng kết nối từ các nguồn điện khác nhau để hoà vào mạng lưới điện quốc gia. Vì vậy, trong tương lai gần cần sớm có một hạ tầng kết nối và tiếp nhận các nguồn điện như khí, gió, mặt trời...
Theo: Năng lượng Việt Nam