Tin thế giới

Ý tưởng “Đảo Mặt Trời” khổng lồ có thể biến nước biển thành… xăng!

Thứ ba, 11/6/2019 | 08:39 GMT+7
Bằng cách sử dụng chính năng lượng mặt trời và năng lượng gió, những hòn đảo nhân tạo khổng lồ này có thể biến CO2 trở thành nhiên liệu tái tạo, từ đó giải quyết hai vấn đề lớn mà con người đang gặp phải: “Biến đổi khí hậu” và “cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch”!
Ý tưởng “Đảo Mặt Trời” khổng lồ có thể biến nước biển thành… xăng! - 2
Ảnh minh họa.

Với mục tiêu làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, đồng thời giải quyết cơn khát năng lượng cho loài người, nhóm các nhà khoa học đến từ châu Âu đã đề xuất một giải pháp mang tính đột phá ở tầm vĩ mô: Xây dựng các hòn đảo nhân tạo khổng lồ có thể biến CO2 thành năng lượng tái tạo!
 
Ý tưởng nghe có phần “đi trước thời đại” này trên thực tế lại hoàn toàn khả thi, với những công nghệ mà chúng ta đang sở hữu ở thời điểm hiện tại, những gì còn thiếu chỉ là một nhà đầu từ và bản kế hoạch toàn diện!
 
“Lòai người cần giảm thiểu triệt để hoặc thậm chí là ngừng hẳn việc phát thải khí CO2 từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu” – Đại diện của nhóm nghiên cứu cho biết – “Nguồn nhiên liệu có nguồn  gốc từ Carbon lỏng sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho tình trạng này”.
 
Theo mô tả của  nhóm nghiên cứu, hòn đảo nhân tạo – Được họ dặt tên là “Đảo Methanol Mặt Trời” – sẽ có bề mặt được phủ đầy các thiết bị tạo ra nguồn điện từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió, giúp nó có thể tự vận hành hệ thống sản xuất nhiên liệu methanol từ CO2 và Hydro tách từ nước biển.
 
Lượng nhiên liệu Methanol tạo ra sẽ được lưu trữ trong các bồn chứa nằm ở vị trí mà tàu thuyền có thể dễ dàng lấy và vận chuyển vào đất liền để sử dụng. Được biết, toàn bộ quá trình vận hành của những hòn đảo Methanol Mặt Trời sẽ được tối ưu hóa để không làm phát thải CO2 ra môi trường!
 
Theo tính toán, cứ 70 module nổi (mỗi module có kích cỡ tương đương một nhà bè nuôi cá) sẽ tạo nên một đảo Methanol Mặt Trời rộng khoảng 1 km vuông. Đồng thời, đảo nhân tạo này cần được đặt ở các vị trí không qua xa bờ, ở vùng biển có chiều cao sóng trung bình dưới 7 mét và ít bị các cơn bão tấn công!
 
Cũng theo đại diện của nhóm nghiên cứu, những thách thức lớn nhất để biến ý tưởng này trở thành một bản thiết kế có thể áp dụng, đang gặp phải hiện nay là: “Các tiểu phần của hòn đảo cần như thế nào để có thể dễ dàng lắp đặt ở quy mô lớn giữa đại dương”; “Làm sao để vệ sinh và bảo trì các thiết bị trên hòn đảo này một cách hiệu quả, kinh tế?”.
Theo: Dân Trí