Hải Phòng: Tạo đồng thuận trong cơn thiếu điện
Thứ ba, 24/5/2011 | 16:13 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Tình trạng thiếu điện đang tiếp tục gây sức ép lớn lên đời sống kinh tế - xã hội của cả nước. Những chỉ đạo từ Chính phủ; quyết tâm của ngành điện; sự phối hợp của các ngành, các cấp; giải pháp tích cực từ các doanh nghiệp và ý thức tiết kiệm điện của người tiêu dùng đang là chuyển động tích cực để ứng phó với  tình trạng thiếu điện hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có thể “ứng phó hiệu quả" khi đạt được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Thực tế ở Hải Phòng qua tìm hiểu của phóng viên, đã chỉ ra những yếu tố quan trọng từ phía ngành điện trong việc tạo ra sự đồng thuận đó.</p>
<p><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Cung ứng điện phải công khai, minh bạch</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Vũ Đức Hoan, Giám đốc Điện lực Hải Phòng (Cty Điện lực Hải Phòng) cho biết: Trong bối cảnh thiếu điện nghiêm trọng, cũng với giải pháp tiết kiệm điện, việc tạo ra sự minh bạch trong quá trình phân bổ điện năng là rất quan trọng. Trước hết, sự minh bạch sẽ kiểm soát được tiêu cực ngay trong ngành điện. Nó không chỉ tạo ra sự đồng thuận trong xã hội mà điều quan trọng hơn nó còn nhận được sự chia sẻ của cá nhân, tổ chức sử dụng điện với ngành điện. Ví dụ, khi khách hàng có kế  hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị thì ngay lập tức ngành điện có thông tin và trên cơ sở đó chủ động trong việc cắt giảm điện và phân bổ nguồn điện cho các doanh nghiệp khác. Điều này chính là một trong những nội dung lý giải tại sao với mức phân bổ điện thấp như vậy mà Hải Phòng vẫn đảm bảo được việc cung cấp điện từ đầu năm đến nay. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Muốn minh bạch thì phải công khai. Một trong những "biện pháp công khai" được Cty Điện lực Hải Phòng triển khai ngay từ đầu năm 2011 là tham mưu cho thành phố thành lập Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện. Ban chỉ đạo do một Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban, có nhiệm vụ: Một là, lập kế hoạch cung cấp điện hàng tháng theo sản lượng và kế hoạch cắt giảm điện trong trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện. Thứ hai, nếu phải tiết giảm điện thì phải tiết giảm đều ở tất cả các thành phần phụ tải, từ một số khách hàng quan trọng, do thành phố phê duyệt. Đặc biệt, việc cung ứng, cắt giảm điện phải đảm bảo tính công khai minh bạch. Với tiêu chí như vậy. Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện đã họp với UBND các quận, huyện và tất cả khách hàng trọng điểm, bao gồm 68 khách hàng sử dụng điện lớn (từ 3 triệu kWh/năm trở lên) để công khai cách thức phân bổ điện trên địa bàn thành phố. Cụ thể, Hải Phòng không phân bổ điện theo chủ nghĩa bình quân mà lấy sản lượng bình quân này của 6 tháng đầu năm 2010, sau đó tính phần tăng trưởng phát triển phụ tải để làm cơ sở tính toán cho việc phân bổ điện. Bên cạnh đó,  ngành điện còn có sự phối hợp thường xuyên với các cơ quan báo chí địa phương để tuyên truyền về tiết kiệm điện và giải pháp phân bổ điện đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, cũng như sự chia sẻ từ phía khách hàng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Nối tiếp thành công chống tổn thất điện năng</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để tạo được sự đồng thuận, yếu tổ tiếp theo là ngành điện phải tạo được uy tín với khách hàng trong tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nhắc đến ngành điện Hải Phòng, hẳn nhiều người chưa quên "câu chuyện tổn thất điện ăng" vào đầu những năm 1990. Lúc đó, tổn thất điện năng ở Hải Phòng được xếp vào hàng đầu cả nước với tỷ lệ tổn thất từ 30-50%, thậm chí có thời điểm lên tới 59%. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó đã có thư đề nghị các cấp, ngành phải có ngay các giải phảp chống thất thoát điện năng ở Hải Phòng. Sau đó là cả một quá trình CBCNV ngành điện lực Hải Phòng quyết tâm "hạ tổn thất". Với sự quyết tâm và nỗ lực vượt bậc, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm dần, từ 59% (tháng 1/1993) xuống còn 26,4% (tháng 12/1993) tương đương 270 triệu kWh, trị giá trên 30 tỷ đồng (tính theo giá điện thời điểm đó). Tháng 6/1994 tỷ lệ tổn thất điện ở Hải Phòng chỉ còn 19% và cứ tiếp tục hạ xuống còn 4,3% ...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ một dịa phương có tỷ lệ tổn thất điện năng cao nhất nước, đến nay, con số đó đang ở mức gần như thấp nhất. Đó không chỉ là sự "rửa nhục" thành công, mà quan trọng hơn, ngành điện Hải Phòng đã lấy lại uy tín của mình với cả nước.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện nay, mội thách thức mới đang đặt ra trong công tác chổng tổn thất điện năng đối với Cty Điện lực Hải Phòng. Đó là Cty đang triển khai chương trình đưa điện lưới quốc gia về nông thôn và thực hiện bán điện trực tiếp cho người nông dân, xóa bỏ việc kinh doanh điện qua các tổ chứ trung gian. Đến nay, Cty đã tiếp nhận khoảng 72/145 xã và bán điện cho hơn 150 nghìn hộ dân nông thôn. Theo Phó Giám đốc Trần Ngọc Quỳnh: Đa số lưới điện hạ áp nông thôn của Hải Phòng được xây dựng từ lâu, phát triển chắp vá, ít được sửa chữa nâng cấp, qua thời gian khai thác đến nay tình trạng lưới điện đang xuống cấp trầm trọng. Trong khí đó, việc kinh doanh điện ở nông thôn phần nhiều do các tổ hợp, hợp tác xã dịch vụ điện năng hay doanh nghiệp tư nhân đảm nhận không đủ năng lực về tài chính và chuyên môn, nên không có vốn để đầu tư phát triển lưới điện, không có kinh nghiệm quản lý. Chính vì vậy, việc thất thoát điện năng ở khu vực nông thôn khá cao và hiện lên đến trên 10%.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiếp tục phát huy bài học chống thất thoát điện năng những năm trước đây, trong những ngày tháng 5 này, Cty Điện lực Hải Phòng lại lao vào "cuộc chiến" mới - hạ ngưỡng tổn thất điện năng  ở khu vực nông thôn xuống dưới 10%. Để thực hiện được mục tiêu này, Cty đã triển khai đồng loạt các giải pháp như: Xây dựng mô hình tổ, cụm bán điện ngoại thành, giao khoán cho từng CBCNV với ít nhất mỗi người phải chịu trách nhiệm quản lý 1 xã. Bên cạnh đó, tập trung tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ làm cồng tác quản lý kinh doanh điện cơ sở, thay thế hệ thống công tơ ... Về lâu dài, Cty đang tích cực tìm kiếm các nguồn vốn vay ưu đãi để cải tạo lưới điện nông thôn.<br />
</span></p>
Theo: Báo Tiếng nói VN