Điện khí hóa là động lực quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới
Thứ hai, 30/5/2011 | 09:05 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Đến hết năm 2010, cả nước đã có 100% số huyện sử dụng điện lưới và điện tại chỗ, trong đó có 98,19% huyện có điện lưới quốc gia; 98,4% số xã và 95,86% hộ dân nông thôn có điện, vượt 5,86% so với chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã bán điện trực tiếp tới 17,375 triệu khách hàng (tăng 10,1% so với năm 2009), trong đó có gần 11 triệu hộ dân nông thôn mua điện trực tiếp từ các Công ty Điện lực (chiếm 74,91% số hộ dân nông thôn có điện).</p>
<p>                                                      </p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><br />
</span></span><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Người dân tỉnh Lào Cai dùng điện chăn nuôi gà</span></span></span> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Điện góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp... </span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Có thể khẳng định, điện đã góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng, quy mô và tập quán canh tác, tăng năng suất và sản lượng lương thực, hoa màu, tăng nhanh đàn vật nuôi, giúp cho người dân nông thôn đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản; mở ra các ngành nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Có điện, người dân nông thôn các tỉnh miền Trung không phải oằn mình cõng từng can nước để tưới cho lúa, cho ngô mùa khô hạn. Người Bình Thuận dùng điện để “kích” cây thanh long cho ra nhiều trái và là loại cây được bà con gọi đó là cây xóa đói giảm nghèo. Còn người dân xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai thì mấy năm gần đây lại áp dụng mô hình nuôi gà trong nhà lạnh, với nhiệt độ trong chuồng được giữ ổn định ở mức 26<sup>0</sup> C – 27<sup>0</sup> C vì có hệ thống điện sưởi ấm vào mùa đông và hệ thống làm lạnh bằng hơi nước vào mùa hè, không ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng khả năng kháng bệnh của đàn gà, đem lại nguồn lợi lớn cho người dân. Điển hình là các hộ gia đình ông Nguyễn Quang Trường, bà Phạm Thị Huệ, ông Hoàng Văn Thanh, ông Phạm Văn Hào... mỗi năm xuất chuồng hàng chục tấn gà, thu nhập hàng trăm triệu đồng. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Dự án cấp cấp điện cho các buôn làng 5 tỉnh Tây Nguyên (do EVN triển khai từ năm 2006) đã cải thiện rõ rệt đời sống kinh tế của bà con các dân tộc. Người dân nông thôn huyện Chư M’nga (Đăklăk) đã có điện để bơm nước tưới cây cao su, cà phê và đậu đỗ, nên năng suất thu hoạch tăng gần 25%, kèm theo đó là các dịch vụ chế biến phát triển, làm tăng giá trị cho nông sản sau thu hoạch. Còn chính quyền xã An Nhơn, huyện Đạ Tè và xã Ta-hia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng điện bơm nước tưới cho cây điều, thắp sáng để bà con đan lát..., đồng thời tổ chức lại sản xuất cho bà con dân tộc đẩy mạnh trồng và chế biến cà phê, lúa ngô hai vụ, qua đó xóa đói giảm nghèo, cuộc sống ngày càng được cải thiện. Nhiều hộ gia đình đã mua được ti vi, tủ lạnh, đầu video, người dân trong xã được dùng nước sạch... Tại hội thảo đánh giá tác động của điện khí hóa nông thôn ở Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Viện Xã hội học tổ chức cuối năm 2010 vừa qua đã nhận định, quá trình điện khí hoá nông thôn ở Việt Nam đã đóng góp 30 – 40% vào việc phát triển kinh tế cho khu vực này.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">...Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
 Sự chuyển đổi này đã đem lại hiệu quả to lớn cho chính người dân, mà điển hình là gia đình ông Bùi Văn Mạo – Xóm Cháo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có thu nhập hàng năm gần 150 triệu đồng do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở xưởng cưa và xưởng làm đậu phụ, giảm sức lao động cho các thành viên trong gia đình, mua sắm được ô tô. Còn khi có điện, thì ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhiều địa phương đã dùng điện để chế biến các sản phẩm thủy sản ăn liền, nước mắm, chế biến mủ cao su, sản xuất vật liệu composite, mộc mỹ nghệ, gia công cơ khí... Đặc biệt, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long đã khuyến khích nông dân mở rộng làng nghề chằm lá, dệt chiếu thảm, đan thảm lục bình, sản xuất ngói, gốm đỏ, chuyển dịch vùng chuyên canh màu gắn với phát triển chế biến nông sản, thực phẩm; mở rộng các ngành cơ khí lắp ráp, chế biến nông thủy sản, thức ăn gia súc,... Kinh tế phát triển, chính quyền địa phương tích cực đầu tư củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế, sử dụng nước sạch... Huyện phấn đấu năm 2011 đưa giá trị sản xuất ở các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng 19%, tạo sức bật mới cho làng nghề truyền thống phát triển. Còn ở xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thì nhiều hộ gia đình đã sử dụng nguồn điện cho sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ với 70% số hộ dân trong xã có xưởng sản xuất các mặt hàng gỗ, tạo việc làm ổn định cho hầu hết số lao động trong xã và hàng chục ngàn lao động từ các địa phương lận cận, đem lại phồn thịnh cho nhiều gia đình... </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiện tại, cả nước có hơn 2.000 làng nghề với các loại hình hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp. Nếu giai đoạn 2001-2004, giá trị sản xuất khu vực công nghiệp nông thôn toàn quốc có mức tăng trưởng bình quân là 15,75%, thì giai đoạn 2005-2010 đã tăng lên 17,6%, giải quyết việc làm cho khoảng 13 triệu lao động khu vực nông thôn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Góp phần xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới </span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Với tỷ lệ 100% số huyện có điện lưới quốc gia và điện tại chỗ, 98,4% số xã và 95,86% hộ dân nông thôn có điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã góp phần làm thay đổi căn bản bức tranh kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Nhiều địa phương đã sử dụng điện chiếu sáng cho khu vực trung tâm xã, trạm y tế, trường học, còn các gia đình đã mua sắm các thiết bị nghe nhìn như ti vi, tủ lạnh, đầu video. Bộ mặt đời sống, tinh thần ở nông thôn thực sự đã có sự thay đổi lớn trong những năm qua. Ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã có tới gần 300 làng, xã khai trương xây dựng nhà văn hóa phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng, khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều làng xã còn vận động bà con đóng góp để hoàn thiện đường bê tông nông thôn, hệ thống đèn chiếu sáng các ngõ xóm. Đặc biệt, mới đây, dự án đưa điện về 5 tỉnh Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng được hoàn thành, cuộc sống mới đang thực sự bắt đầu với những cơ hội phát triển kinh tế đã hiện hữu trên từng bản làng, buôn sóc. Theo người dân ở các địa phương này, từ bao đời nay, thôn chưa từng có điện. Mọi sinh hoạt của đời sống đều phụ thuộc vào dầu, vừa thiếu ánh sáng, vừa đắt đỏ. Có điện - có ánh sáng, tinh thần, văn hóa của bà con các dân tộc được nâng lên rõ rệt nhờ vào chiếc ti vi và các thiết bị sử dụng điện. Còn ở tỉnh Bắc Giang, điện đã góp phần đắc lực vào phong trào xây dựng làng văn hóa. Tình đoàn kết cộng đồng và tình làng, nghĩa xóm ở nhiều địa phương được nâng cao; việc chấp hành luật pháp tốt hơn, trật tự trị an được đảm bảo, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn và giảm hẳn; phong trào khuyến học, xóa mù chữ, vệ sinh phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình, các hoạt động văn hóa, thể thao được đẩy mạnh, trong đó đã khôi phục, củng cố và phát triển được hơn 1.200 đội nghệ thuật quần chúng ở các làng văn hóa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho bà con nông dân.  </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tác động của điện khí hóa vào việc xây dựng và phát triển nông thôn mới thực sự là đòn bẩy vô cùng quan trọng và đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện vẫn còn gần 5% số hộ dân nông thôn (khoảng 1 triệu hộ dân) sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Chính phủ phấn đấu 100% số hộ dân nông thôn có điện vào năm 2020. Vì vậy, cần phải đánh giá toàn diện về các tác động của điện khí hóa nông thôn, cũng như tiềm năng phân bố các nguồn lực tại chỗ để giúp Chính phủ, doanh nghiệp và người dân lựa chọn đầu tư hiệu quả các dự án điện lưới hay sử dụng các nguồn điện tại chỗ. Có như vậy mới thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội X của Đảng về điện khí hóa nông thôn, góp phần đắc lực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.</span><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
Nguyễn Đừng