Giếng địa nhiệt ở South Meager
Không phải là người ta hy vọng năng lượng địa nhiệt có ở bất cứ nơi nào như kiểu tầm quan trọng của nhiên liệu hóa thạch truyền thống, nhưng Hiệp hội Năng lượng Địa nhiệt Canada (CanGEA) tin rằng chỉ riêng tiềm năng địa nhiệt của tỉnh British Columbia (B.C) có thể so sánh với tiềm năng địa nhiệt của miền Tây nước Mỹ (khu vực mà các Định mức về năng lượng tái tạo - RPS - được ủy thác yêu cầu các công ty điện lực phải cấp một lượng điện đáng kể từ các nguồn năng lượng tái tạo của mình). Ví dụ, RPS của bang California tăng từ 20% tới 33% tiêu chuẩn; và các công ty điện lực Mỹ đang trông đợi vào các nguồn tái tạo của Canađa để thỏa mãn các mục tiêu của mình.
Thật thú vị khi nhận ra rằng trong khi năng lượng địa nhiệt đã được sử dụng từ khi nhà máy phát điện đầu tiên được xây dựng ở Italia đầu những năm 1900 và The Geysers Geothermal Field ở phía bắc bang California đang sản xuất năng lượng địa nhiệt từ những năm 1960 (đây là một trong những cánh đồng địa nhiệt hơi nước khô lớn nhất thế giới) - thì Canada lại không có một nhà máy địa nhiệt đơn lẻ nào mà chỉ có duy nhất một dự án địa nhiệt đang triển khai. Lý do vì sao?
Thực tế, Geological Survey of Canada and British Columbia Hydro, công ty điện lực của chính quyền tỉnh này đã cung cấp hầu hết điện năng cho vùng B.C, đã thực hiện các chương trình khảo sát trong những năm 1970, đầu những năm 1980 và đã xác định trong tỉnh này có 16 vị trí địa nhiệt nhiệt độ cao tiềm năng. Vị trí South Meager cách phía bắc Vancouver 175 km đang được xác định là địa điểm tiềm năng nhất.
CanGEA, đang xem xét một nghiên cứu năm 2007 của tiến sĩ Mory Ghomshei thuộc Trường đại học British Columbia, ước tính các nguồn địa nhiệt của B.C là 3.000 - 5.000 MW, so với công suất 3.000 MW hiện tại ở Mỹ (công suất địa nhiệt của Mỹ vẫn tập trung ở bang California với 2.555 MW công suất đặt). Lãnh thổ Yukon có tiềm năng ước tính từ 500 - 1.500 MW và tỉnh Alberta là 500 - 1.000 MW.
Một công ty tư nhân đã giành được quyền khai thác địa nhiệt ở South Meager năm 1988. Tuy nhiên, vì tiềm năng thủy điện to lớn của tỉnh B.C (B.C Hydro sản xuất 10.000 MW), nên không có thị trường cho năng lượng địa nhiệt cũng như thủy điện nhỏ, năng lượng gió, mặt trời hay bất kỳ nguồn năng lượng tái tạo khác để thực hiện việc khai thác này. Nhưng các chi phí nhiên liệu hóa thạch đang gia tăng cộng với cuộc khủng hoảng năng lượng của bang California năm 2000, xu hướng năng lượng xanh và các nguồn năng lượng tái tạo đã tạo ra thị trường tiềm năng cho cả nội địa lẫn xuất khẩu. Chính quyền tỉnh B.C đã quyết định 50 % lượng điện năng mới phải được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Tập đoàn Western GeoPower, đơn vị nắm giữ hợp đồng khai thác địa nhiệt vùng South Meager hiện tại, đã bắt đầu chương trình xác định nguồn trong giai đoạn 2003 - 2005, đang khoan một vài hố kiểm tra nhiệt độ và ba giếng quy mô sản xuất trong đó nhiệt độ được ghi lại lên tới 275oC và cho thấy khả năng phát điện là 100 MW. Công ty này hiện đang lập kế hoạch cho giai đoạn khoan xác định tiếp theo.
Các kết quả ban đầu tại vùng South Meager - và thực tế là một vài công ty của Canađa, kể cả Dự án tổ máy 1 của Western GeoPower ở The Geysers, đã bị thu hút một cách hăng hái vào các dự án địa nhiệt ở miền Tây nước Mỹ - hiện chuyển sự chú ý sang triển vọng địa nhiệt khác ở tỉnh British Columbia và vùng lãnh thổ Yukon, cả hai vùng này đều nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương lan cả tới khu vực Alaska. Trên thực tế, sự chú ý quá nhiều đến nỗi năm ngoái chính quyền tỉnh B.C đã ra lệnh tạm dừng các ứng dụng công nhận về địa nhiệt và thành lập một Lực lượng đặc biệt về lĩnh vực địa nhiệt (Geothermal Task Force) để xây dựng một khung chính sách công bố về các vấn đề nguyên tắc và sở hữu. Chính quyền tỉnh B.C hy vọng bán đấu giá các giấy phép khai thác địa nhiệt tại bốn địa điểm của tỉnh này trong tháng Chín.
Dựa trên điều kiện cơ sở của vùng, thủ phủ Whitehorse của lãnh thổ Yukon đang làm đối tác với một công ty tư nhân và một trung tâm nghiên cứu để xác định tiềm năng địa nhiệt của lãnh thổ này; và gần đây, CanGEA đã tổ chức một hội nghị hội thảo về các nguồn địa nhiệt có mời những đại biểu của thành phố và các lãnh đạo của First Nations ở phía Bắc tỉnh British Columbia.
Ở cấp độ liên bang, Hiệp hội Năng lượng Địa nhiệt Canada phần lớn có trách nhiệm khuyến khích Bộ Tài nguyên Canađa (NRCan) nhận ra là có một tiềm năng không chỉ để phát triển địa nhiệt nhiệt độ cao để sản xuất điện mà còn phát triển các Hệ thống Địa nhiệt Nâng cao - Enhanced Geothermal Systems - (còn được gọi là các Hệ thống địa kỹ thuật - EGS). Ở nơi mà các dự án nhiệt độ cao truyền thống hơi nước hoặc nước nóng dâng ở độ sâu lên tới 3.000m, các hệ thống EGS đá nóng dâng ở độ sâu 3 tới 5 km hoặc hơn, bơm nước và thu hồi nước nóng để sản xuất điện. Một nghiên cứu gần đây của Viện công nghệ Massachusetts ước tính nước Mỹ có tiềm năng phát triển 100.000 MW từ hệ thống EGS trong 50 năm tới.
Gần đây, công ty Geological Survey của Canada (một Cơ quan của NRCan) và Bộ Năng lượng của tỉnh B.C đã đăng cai tổ chức một cuộc hội thảo với CanGEA để đưa ra những gợi ý về các đánh giá nguồn địa nhiệt quốc gia (các nguồn địa nhiệt ở miền Tây Canađa) nhằm khuyến khích việc khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng nguồn vốn. Báo cáo của hội thảo ghi nhận các chủ đề khác cần được công bố, cả những vấn đề khuyến khích như miễn giảm thuế, giảm rủi ro cho việc khoan và khích lệ giá năng lượng xanh.
Alison Thompson, Giám đốc điều hành của CanGEA, lưu ý có nhiều lý do tại sao việc phát triển địa nhiệt không được tiến hành ở Canada, cả ở những vùng xa xôi có nguồn địa nhiệt tiềm năng, thiếu các thiết bị truyền tải, chi phí nguồn năng lượng truyền thống thấp.
“Quan trọng nhất, chúng ta không có các chính sách của chính quyền hay những hành động cần thiết để ủng hộ phát triển địa nhiệt và chúng ta cần phải ganh đua với châu Âu và Mỹ về mặt này”. Thompson nói. “ví dụ, hầu hết các bang ở Mỹ có định mức về năng lượng tái tạo, theo đó sẽ có bù giá cho năng lượng tái tạo. Hiện có Tín dụng thuế sản xuất liên bang, Tín dụng thuế đầu tư liên bang và các khoản vay và tài trợ liên bang cho việc khai thác và phát triển địa nhiệt”.
“Các nguồn tài trợ và trợ cấp cũng phổ biến ở châu Âu. Ví dụ, Đức hỗ trợ giá cấp điện là 250 euro (346 USD) cho một MWh, cộng thêm các khoản lợi tức với các dự án địa nhiệt và kết quả là đã khởi động được một ngành công nghiệp năng lượng địa nhiệt hiện thực. Trong khi đó, chính phủ liên bang Canađa chỉ đưa ra một chương trình khuyến khích sản xuất năng lượng tái tạo là 10 đô la/MWh và sẽ không có chương trình tiếp theo như vậy sắp tới cho dù có sự vận động hành lang rất lớn từ CanGEA và các hiệp hội công nghiệp khác”.
Ken MacLeod, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Western Geopower, lưu ý rằng sự khuyến khích của Canada chỉ áp dụng khi một nhà máy được đưa vào sản xuất và trong khi cả những khuyến khích của liên bang lẫn cấp tỉnh để phát triển các “công nghệ” chỉ nhằm giải quyết những phát thải khí nhà kính, thì sẽ không có sự hỗ trợ cho việc khai thác các nguồn năng lượng xanh.
“Đúng, vấn đề ở đây là cần rất nhiều vốn,” MacLeod thừa nhận. “Western GeoPower đã đầu tư hơn 30 triệu đô la từ khi giành được hợp đồng khai thác địa nhiệt ở South Meager năm 2003 và các nhà đầu tư tư nhân miễn cưỡng tiếp tục cung cấp ngần ấy tiền để tài trợ mà không có ủng hộ thực sự nào từ phía chính phủ của chúng ta. Trong khi đó, dự án Tổ máy 1 công suất 35 MW của chúng ta tại The Geysers ở bang California (Mỹ) có quyền yêu cầu về mặt tài chính theo những sáng kiến năng lượng xanh của chính quyền Obama.