Nhà máy có khả năng xử lý hơn 1.000 tấn chất thải mỗi ngày, bao gồm một hệ thống xử lý chất thải hữu cơ theo phương pháp phân hủy yếm khí để sản xuất nguồn điện "sạch" và phân mùn từ các phụ phẩm. Theo đó, việc tái chế chất thải trên quy mô lớn sẽ làm giảm lượng rác chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường so các phương pháp truyền thống cũng như giảm diện tích đất dành cho việc chôn lấp rác thải.
Năm 2013, TP Hồ Chí Minh xây nhà tiết kiệm năng lượng
Nhà tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại Việt Nam sẽ được xây dựng ở TP Hồ Chí Minh vào giữa năm 2013 do Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP Hồ Chí Minh (ECC) và Công ty Kiến trúc Kaergaard Andersen và Trường đại học Bắc Ðan Mạch thực hiện. Nhà tiết kiệm năng lượng được xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt tốt, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng, đồng thời tốt cho sức khỏe và thoải mái tiện nghi với không khí bên trong thông suốt nhờ thiết kế thông minh, tăng ánh sáng tự nhiên và khí trời. Các chuyên gia của Ðan Mạch cho biết nguyên tắc trong thiết kế nhà tiết kiệm năng lượng là tự tạo ra nguồn năng lượng lớn hơn mức sử dụng và nhằm kết nối bền vững với cộng đồng.
Với mức tiêu thụ năng lượng chiếm một phần năm của cả nước, TP Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc triển khai trong lĩnh vực xây dựng, năng lượng xanh. Trong khi đó, Ðan Mạch là quốc gia có các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng trong xây dựng rất khắt khe và chất lượng nhất thế giới.
Nhân dân Online