Tư vấn sử dụng điện

9 sai lầm tai hại khiến bình siêu tốc 'hút' điện gia đình bạn

Thứ bảy, 10/6/2023 | 13:18 GMT+7
Bình siêu tốc là thiết bị phổ biển trong gia đình bởi tính tiện lợi, dễ dùng của chúng. Tuy nhiên, nếu nhiên nếu không sử dụng đúng, sẽ gây lãng phí điện năng.

Bình siêu tốc là một thiết bị điện gia dụng thường gặp trong mọi gia đình. Với công suất lớn, và bộ mâm truyền nhiệt nhanh, bạn có thể có nước sôi chỉ trong vài phút.

Bạn có thể sử dụng để đun nước tăm, nấu trà, pha cà phê,.. tiết kiệm thời gian. Vì vậy, đây là vật dụng rất cần thiết cho gia đình bận rộn.

Nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc

Với hiệu điện thế khoảng 220V, phần mâm nhiệt dưới đáy ấm sẽ nóng lên, đun sôi nước. Khi nước sôi, hơi nước bốc lên, đi qua ống dẫn, truyền hơi nóng vào thanh nhiệt. Lúc này, thanh nhiệt sẽ tác động lên công tắc và ngắt nguồn điện.

Theo phân tích của kỹ sư điện Phạm Quốc Tự, việc “lợi dụng” bình đang nóng để giảm thời gian đun chỉ phù hợp với bình đun thông thường.

Còn với bình siêu tốc, vì thanh rơ le của ấm rất mỏng, nên không được đun liên tục. Dưới đây là 9 sai lầm mà anh đưa ra khiến bình siêu tốc vừa tốn điện vừa gây nguy hiểm:

Đổ hết nước ra khỏi bình siêu tốc sau khi sôi

Bạn nên để lại một ít nước, trước khi ấm nguội hẳn.

Phần lớn mọi người đổ toàn bộ nước trong ấm ra sau khi nước sôi. Bởi sau khi ấm ngắt điện, mâm nhiệt vẫn duy trì mức nhiệt độ cao trong một thời gian. Vì vậy, tốt nhất bạn nên để lại một ít nước, trước khi ấm nguội hẳn.

Không đổ đúng lượng nước quy định

Trên mỗi bình sẽ có vạch quy định lượng nước thấp nhất và cao nhất. Khi bạn đổ nước nếu không đạt ngưỡng tối thiểu, rất dễ gây cạn và cháy bình. Ngược lại, nếu bạn đổ nhiều nước, khi sôi nước sẽ trào ra ngoài và gây cháy nổ.

Đun nước liên tục

Trên thực tế, các lần đun khác nhau vẫn sẽ tiêu tốn mức điện năng như thế. Và việc hoạt động nhiều sẽ khiến mâm nhiệt nóng lên, dễ gây cháy nổ.

Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Việc đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn. Bởi ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.

Cứ để nước đã đun trong ấm, khi cần dùng thì bật lên

Đun đi đun lại nước gây tốn kém điện năng tiêu thụ không đáng có.

Nhiều người lại có thói quen để nguyên trong bình, lúc cần dùng thì bật lên nấu lại, việc đun đi đun lại không ảnh hưởng tới chất lượng nước nhưng làm tăng hóa đơn tiền điện.

Bởi công suất của bình siêu tốc rất lớn (600 - 2.500 W). Vì vậy, việc đun đi đun lại nước gây tốn kém điện năng tiêu thụ không đáng có.

Biến bình siêu tốc thành chiếc nồi đa năng

Lỗi này rất nhiều người dùng mắc phải, đặc biệt là các bạn sinh viên. Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước, nhưng có một số người dùng sử dụng chúng để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,… điều này khiến cặn rất dễ đóng vào thành bình và bình nhanh chóng bị hỏng, thậm chí gây chập điện rất nguy hiểm.

Tốt hơn hết, bạn nên làm theo yêu cầu của nhà sản xuất, tuyệt đối không nên dùng bình siêu tốc để nấu ăn, nếu lỡ nấu rồi thì nên chùi rửa sạch sẽ cặn bám bên trong ấm.

"Quên" vệ sinh bình siêu tốc

Không vệ sinh bình siêu tốc dễ khiến bình hỏng, giảm hiệu suất.

Tâm lý e ngại ấm siêu tốc bị hỏng khiến cho nhiều người không dám vệ sinh ấm thường xuyên. Nhưng điều này vô tình khiến ấm đun siêu tốc chóng hỏng, giảm hiệu suất, rút ngắn tuổi thọ.

Cắm chung ấm siêu tốc với thiết bị điện khác

Ấm siêu tốc có công suất hoạt động rất cao, vì vậy khi sử dụng bạn cần cắm ấm siêu tốc vào ổ cắm riêng, để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Bạn đặc biệt chú ý: không nên sử dụng cùng lúc nhiều loại thiết bị điện có công suất cao cùng lúc như: tủ lạnh, nồi cơm điện, bàn là,… điều này sẽ dễ gây quá tải điện dẫn đến tình trạng chập điện, cháy nổ, mất an toàn cho người sử dụng.

 

Theo: Gia đình