Phóng viên đã trao đổi với ông Philippe Cochet, Tổng Giám đốc lĩnh vực nhiệt điện Alstom và ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN về tầm quan trọng của việc xây dựng nhà máy này tại Việt Nam.
Thưa ông, ở Việt Nam, thiếu hụt điện năng và gia tăng khí thải đang là các vấn đề nóng, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, Xin ông cho biết lợi ích mà liên doanh và hợp đồng ghi nhớ giữa Alstom và EVN có thể mang đến cho Việt Nam?
Hiện diện ở Việt Nam 20 năm, Alstom là nhà cung cấp thiết bị duy nhất trên thế giới có đủ các giải pháp với tất cả các loại hình sản phẩm, từ tua-bin khí, nhà máy điện chạy than, thủy điện và cả tua-bin có hiệu suất cao cho các nhà máy điện nguyên tử.
Một trong những thành tựu gần đây nhất của chúng tôi là cung cấp thiết bị cho Nhà máy Thủy điện Sơn La trước thời hạn 2 năm, Alstom cũng là công ty hàng đầu thế giới trong việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng khí thải.
Trở lại vấn đề liên doanh và hợp tác, Liên doanh có thể giải quyết nhanh các vấn đề kỹ thuật, do các tua-bin khí của EVN được bảo dưỡng và nâng cấp ngay tại Việt Nam, Hợp đồng hợp tác sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cho EVN, hợp tác triển khai công nghệ giám sát trực tuyến cho nhà máy điện, nâng cao hiệu suất nhà máy điện và giảm mức tiêu hao nhiên liệu ...
Đây là phân xưởng đầu tiên được Alstom đạt tại Việt Nam và cũng là phân xưởng đầu tiên tại châu Á. Xin ông cho biết nhu cầu của việc xây dựng phân xưởng như vậy tại Việt Nam?
Trước mắt, phân xưởng sẽ phục vụ hoạt động của các tua-bin khí tại nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 và 2.4. Đây là phân xưởng hiện đại nhất khôgn chỉ ở Việt nam, ở khu vực, mà còn ở trên thế giới về phục hồi cánh tua-bin. Chúng tôi sẽ sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ở thị trưởng châu Á.
Những lợi thế mà Alstom có thể ứng dụng vào các dự án ở Việt Nam?
Alstom hoạt động trong tất cả các lĩnh vực về năng lượng và giao thông đường sắt, do vậy có rất nhiều lợi thế. Chúng tôi đã có mặt ở Việt Nam 20 năm qua, nên chúng tôi am hiểu Việt nam và có quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là EVN. Thêm vào đó, chúng tôi có mặt ở đây để giải quyết bất kỳ vấn đề kỹ thuật phát sinh bằng chính công nhân Việt Nam được đào tạo bởi Alstom.
Ông có thể cho biết vài nét chính về hợp tác giữa EVN và Alstom thời gian qua?
Alstom là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực hạ tầng cơ sở năng lượng và giao thông vận tải đường sẳt và đã có sự hợp tác với EVN từ năm 1993. Cho đến nay, Alstom là một trong những dối tác quan trọng ủa EVN trong các dự án phát triển nhà máy điện tại Việt Nam. Tính đến nay, Alstom đã cung cấp các thiết bị chính, thiết bị cơ điện, hệ thống đo lường, điều khiển cho 16 dự án nhà máy nhiệt điện than, khí và thủy điện do EVN làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, Alstom đã thực hiện dịch vụ bảo dưỡng, phục hồi thiết bị tua-bin khí cho Nhà máy Điện Phú Mỹ, lắp đặt hệ thống phun sương để nâng cao hiệu suất phát điện cho các tổ máy tua-bin khí tại Nhà máy Điện Phú Mỹ và Bà Rịa.
Được biết, đây là phân xưởng tu sửa linh kiện đầu tiên của Việt Nam và cũng là phân xưởng đầu tiên tại châu Á của Alstom, Ông nhận định thế nào về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đầu tư phân xưởng?
Tua-bin khí chu trình hỗn hợp là công nghệ rất cao trong lĩnh vực phát điện. Việc sửa chữa cánh tua-bin rất phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, mất thời gian và rất đăt tiền. Phân xưởng này sẽ giải quyết được các vấn đề trên.
Ngoài ra, việc thành lập Công ty Liên doanh Dịch vụ năng lượng Alstom - Phú Mỹ mở ra cơ hội mới cho hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi thiết bị tua-bin khí, không chỉ cho các nhà máy nhà máy nhiệt điện chạy khí tại Việt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu phục hồi phụ tùng trong quá trình sửa chữa của các nhà máy điện tua-khí chu trình hỗn hợp đang vận hành ở các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Với hợp đồng thành lập liên doanh và thỏa thuận hợp tác được ký kết gần đây, EVN sẽ thu được kết quả gì?
Với liên doanh này, hiệu quả đầu tiên là trong vòng 15 năm, EVN sẽ tiết kiệm được 18 triệu euro chi phí để phục hồi các chi tiết của các tổ máy tua-bin khí tại Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, do chênh lệch giữa giá phục hồi trong hợp đồng dài hạn hiện nay với giá phục hồi của Liên doanh. Ngoài ra, đó là lợi nhuận đem lại từ các hợp dồng phục hồi cho các tổ máy tua-bin khí khác ở Việt Nam và từ các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, Liên doanh tạo cơ hội và góp phần thúc đẩy sự phát triển kỹ năng lao động và năng lực kỹ thuật công nghệ cao ở Việt Nam.
Chiến lược phát triển của EVN trong cac lĩnh vực liên quan đến nâng cao hiệu năng phát điện tại Việt Nam sẽ được chú trọng ra sao?
EVN đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 có định hướng đến năm 2020, một trong những quan điểm phát triển là phát triển trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiên, từng bước nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng dịch vụ cung cấp điện, để sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhiên liệu trong sản xuất điện.