Tin thế giới

Các dự án năng lượng “xanh” khổng lồ

Thứ tư, 30/7/2008 | 13:51 GMT+7

Trái đất nóng lên và giá dầu leo thang liên tục buộc các công ty đa quốc gia và các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới phải đầu tư mạnh vào các nhà máy điện khổng lồ chạy bằng các nguồn năng lượng tái tạo.

Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo chiếm khoảng 19% sản lượng điện thế giới. Do phát huy được thế mạnh của thiên nhiên như sức gió, sức nóng của dòng nham thạch hay sức mạnh của các cơn sóng biển, nguồn năng lượng “sạch” này sẽ ngày một phát triển.

Năng lượng biển

Nguồn năng lượng thủy triều này được đánh giá là rất có tiềm năng vì có khả năng sản xuất ra ít nhất 1,3 terawat (1.300 tỷ wat), tương đương với công suất của toàn ngành điện trên thế giới. Và quần đảo Ecosse hiện chiếm tới 1/4 nguồn tài nguyên này của châu Âu. Ở đây, người ta đặt nhiều nhà máy điện chạy bằng nguồn năng lượng thu hồi được từ các đợt sóng biển. Nhà máy điện Rance (Pháp), công suất 240 MW, vận hành từ năm 1960 bằng cách khai thác thủy triều lên xuống. Với nhiệm vụ cung cấp điện cho 300.000 người dân, nhà máy này chiếm 91 % sản lượng điện do các nhà máy điện trên thế giới chạy bằng sức thủy triều.

Năng lượng mặt trời

Để sản xuất điện từ các tia nắng mặt trời, người ta có thể dùng các tấm panô quang điện để chuyến hóa trực tiếp từ ánh sáng thành điện, hoặc các nhà máy nhiệt điện, giống như nhà máy Solucar ở Tây Ban Nha, nơi Mặt trời sẽ đốt nóng dòng chất lỏng thành khí để quay tuabin. Nhà máy dùng các tấm quang điện lớn nhất thế giới hiện nay đặt tại Đức, rộng 32 ha, công suát 12 MW. ở Pháp  cũng có nhà máy tương tự, với 10.000m2 panô, có thể cung cấp điện cho 10.000 họ dân ở orléan.

Để xây dựng các cối xay gió, điều quan trọng là phải tìm được những nơi có gió mạnh quanh năm. Thường thì các khu vực này nằm ở các vùng đất cao, được gió thổi không ngừng. Các cánh quạt của cối xay gió phải có độ dài lớn và có khả năng tạo năng lượng ở mức cao nhất. Hiện nay, cối xay gió lớn nhất thế giới đặt tại Brandebourg (Đức), có công suất 5MW, cao 180 (tương đương với một tòa tháp 40 tầng), đường kính cánh quạt 126 (tương đương chiều dài một sân vận động), có khả năng cung cấp năng lượng điện cho 6.000 hộ gia đình.

Hiện các tập đoàn dầu khí như Shell hay Total đang có tham vọng xây dựng nhiều cối xay gió đặt ngời khơi dọc theo bờ biển châu Âu. Và vấn đề đặt ra trước tiên là lợi ích kinh tế: Công suất một cối xay gío đặt tại ngoài biển sẽ cao hơn nhiều so với đặt trên đất liền do gió thổi mạnh và liên tục. Nhưng một vấn đề khác đặt ra là phải chi phí đầu tư rất tốn kém do phải xây dựng và bảo dưỡng các tuabin trên biển.

Địa nhiệt

Tháng 12/2006, việc khoan xuống lòng đất để xây nhà máy địa nhiệt học đầu tiên ở Bale đã gây các cơn dư chấn lan rộng đến tận Mulhouse. Theo dự án, nhà máy sẽ cung cấp điện cho 10.000 hộ gia đình, không kể hệ thống lò sưởi đủ dùng cho 2.700 hộ khác.

Dòng nham thạch ngầm dưới đất có thể giúp vận hành các tuabin của một nhà máy điện và cung cấp nguồn nhiệt cho các hệ thống sưởi. Cho đến nay nguồn năng lượng này hầu như vẫn chưa được khai thác và vẫn chỉ chiếm 0,5% mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới. Các dự án khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt, như nhà máy Soultz-sous-Foret ở Pháp, sử dụng chủ yếu trầm tích và dòng nước ngầm ở độ sâu 5.000m có nhiệt độ 200 độ C. Mùa thu năm nay, nhà máy điện này sẽ đạt công suất 1,5 MW. Tại vùng II-De-France, các nguồn năng lượng địa nhiệt cung cấp cho hệ thống lò sưởi của gần 150.000 căn hộ.

Và những kế hoạch trong tương lai

Trong tương lai các kỹ sư Đức muốn xây dựng các nhà máy sản xuất điện tử năng lượng Mặt trời tại sa mạc Sahara rồi chuyển dòng điện về Đức qua 8.000 km dây cáp. Còn các tiểu vương quốc Arập Thống nhất dự định đặt các tấm pin Mặt trời trên các hòn đảo nhỏ trong vịnh Pecxic. Và rất có thể người ta sẽ đặt các tuabin chạy bằng dòng nước dưới đáy biển. Theo tính toán của hãng Hydrohélex En-ergies, ba nhà máy đặt ở vùng Bretagne (trong đó một trong 1.500 tuabin có đường kính 16 m) có khả năng cung cấp 5% sản lượng điện toàn nước Pháp. Còn Thành phố Naples của Pháp dự định khai thác dung nhan của  Vénuve để sản xuất điện. Những năm trước, họ đã cho đào một cái giếng sâu 2km để hút nham thạch trong lòng đất. Từ nay đến 2009, họ sẽ khoan một cái giếng khác để nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy địa nhiệt tại đây.

Theo ViêtStock