Ảnh minh họa.
Các nước ASEAN được cho là sẽ lắp đặt thêm các nhà máy năng lượng Mặt Trời nổi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện đang thay đổi mạnh mẽ do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong báo cáo mới nhất, Viện Nghiên cứu Kinh tế năng lượng và Phân tích tài chính (IEEFA) cho biết châu Á đang đi trước châu Âu trong việc triển khai năng lượng Mặt Trời nổi, còn được gọi là quang điện nổi (FPV).
ASEAN hiện có hơn 51 MW FPV đã được lắp đặt và 858 MW được lên kế hoạch, so với mức chỉ 1 MW được lắp đặt trước năm 2019.
Theo IEEFA, tổng công suất FPV tiềm năng của ASEAN đạt ít nhất 24 GW. Đặc biệt, Philippines có tiềm năng xây dựng 11 GW FPV tại 5% diện tích mặt nước của mình và có thể cung cấp năng lượng cho 7,2 triệu hộ gia đình.
Các tác giả của báo cáo - nhà phân tích Sara Jane Ahmed và Elrika Hamdi - cho biết ASEAN có vị thế tốt nhất để tận dụng lợi thế từ FPV với chi phí cạnh tranh, đặc biệt là khi đại dịch COVID-19 đã khiến một số chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ điện.
Hầu hết các nước ASEAN là nhà nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch, khiến họ gặp rủi ro an ninh năng lượng nghiêm trọng và leo thang, kéo theo các hệ quả kinh tế như thâm hụt cán cân thương mại và rủi ro cung ứng.
Hai nhà phân tích cho biết nhu cầu điện ở Philippines và Malaysia đã giảm tới 16% trong thời gian phong tỏa, gây căng thẳng cực độ cho mạng lưới truyền tải do dư thừa điện. Trong khi đó, tiêu thụ điện năng giảm thấp hơn tại Việt Nam và Singapore.
Theo bà Ahmed, dịch COVID-19 đã để lại một bài học. Các công ty điện lực cần vận hành nhanh hơn, thay vì các nhà máy điện lỗi thời chạy than 24/7 và không thể phản ứng nhanh với những thay đổi hoặc cắt điện đột ngột.
Báo cáo cho thấy ngày càng nhiều nước ASEAN xây dựng các trang trại FPV trên sông, đập, hồ, hồ chứa và thậm chí cả trên biển, nhằm sản xuất điện sạch với giá thành cạnh tranh so với các nhà máy chạy than gây ô nhiễm.
Báo cáo cũng cho thấy các nhà máy FPV hoạt động tốt nhất khi được lắp đặt gần các công trình thủy điện và có khả năng kết nối với lưới điện hiện có. Điều này xuất phát từ việc FPV có thể giúp cân bằng phụ tải trong các hệ thống điện phức tạp.
Sự kết hợp giữa FPV với thủy điện trên các đập và hồ thủy điện hiện có đã vượt qua bài toán kinh tế so với việc bổ sung các nhà máy nhiệt điện chạy than mới vào các hệ thống lưới điện vốn đã quá tải công suất.
Theo thử nghiệm, các nhà máy FPV trên biển có khả năng chống chịu tốt trước các trận bão, sóng lớn và các trận cuồng phong tới 170 km/h.
Mặt khác, chúng cũng được xây dựng nhanh hơn (khoảng vài tháng) so với các nhà máy điện than truyền thống (khoảng 3 năm) và các nhà máy điện hạt nhân
Link gốc