Tin thế giới

Cải cách ngành điện ở Nga từ góc nhìn phê phán (Tiếp theo)

Thứ tư, 17/10/2007 | 00:00 GMT+7

Bên cạnh những biện pháp quy chế có tính pháp luật nêu trên, cũng có phương pháp sử dụng thị trường để ngăn chặn sự độc quyền trong mậu dịch bán buôn điện năng, đó là thành lập một số khu vực mậu dịch cạnh tranh mà các chủ thể thị trường có thể tự do tiếp cận. Phương pháp đó thực tế trên thế giới đã hoàn chỉnh. Không hiếm những kinh nghiệm sử dụng các mô hình hoạt động của các thị trường điện khác nhau trong các vùng khác nhau của một nước.

 

              

Mục tiêu của các nhà tổ chức thị trường bán buôn tập trung, ví dụ như khu vực 5 - 15 (lượng bán ra trong giới hạn 5 - 15% sản lượng) cũng như của khu vực cân đối, là các chủ thể sản xuất nhận được 100% tiền trả cho sản lượng điện năng sản xuất ra và các khoản thu nhập thêm nhờ các “tiểu xảo” được dựng lên nhờ hạch toán động thái tiêu thụ tự nhiên.

Khối lượng điện năng tiêu thụ trên một địa bàn bởi nhiều chủ thể hoạt động độc lập nhau thay đổi một cách ngẫu nhiên. Dự trữ công suất của các nhà máy điện ít nhất là 15% được tạo ra nhằm mục đích bù cho những nhẩy vọt trong tiêu thụ. thị trường điện năng cổ điển, dự trữ điện năng được hạch toán không đầy đủ. Sự cân đối tài chính của thị trường theo các mô hình mới được áp dụng là cơ chế đảm bảo trả tiền 100% cho điện năng sản xuất ra, không phụ thuộc vào việc người tiêu thụ nhận được điện năng này hay không.

Các quy tắc mậu dịch trên thị trường được hình thành sao cho các nhà máy điện còn nhận được cả siêu lợi nhuận. Những sai lệch tự nhiên không tránh khỏi của tiêu thụ thực tế so với khối lượng đăng ký được coi như vi phạm và cũng như các trường hợp vi phạm khác, thì phải chịu phạt tiền. Rõ ràng là các khoản tiền phạt đem lại thêm lợi nhuận cho các nhà sản xuất điện năng.

Nghịch lý của quan điểm đó được minh họa rõ nét qua tình huống sau. Nếu người tiêu thụ nỗ lực áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện vào thời điểm nào đó, và thành công thì thay vì được thưởng khuyến khích, anh ta lại bị phạt tiền vì sai lệch âm so với khối lượng điện năng đã đăng ký.

Ý tuởng thu hút các chủ thể phát điện và tiêu thụ điện tham gia điều tiết dòng công suất cũng được đưa vào cơ chế hoạt động của hệ thống điện. Nguyên tắc lập giá theo giờ buộc mỗi thành viên phải có biên chế bổ sung đặc biệt, được trang bị các phương tiện kỹ thuật để thực hiện các chức năng tương ứng. Nhờ đó các nhà quản lý hệ thống điện thống nhất đẩy được một khối lượng đáng kể nhiệm vụ của họ lên vai tất cả các thành viên. Kết quả là, như đã nêu, tăng thêm siêu lợi nhuận cho một nhóm chủ thể phát điện.

Cơ chế tạo ra các giá ảo trên thị trường tài sản ngành điện khá giản đơn. Việc “bơm” giá bắt đầu bằng việc mua nhà máy điện với giá rẻ. Sau đó tổ chức “công ty môi giới” để tâng bốc sự kiện mua sắm và những chất lượng cao không thể có được của công trình. Giá cổ phiếu của công trình cứ theo thế mà tăng lên.

Nga quá trình bán đứt tài sản quốc gia với giá rẻ vẫn đang được thực hiện như trước đây. Thí dụ, tháng 12/2004 đã bán cả gói cổ phiếu một xí nghiệp lớn nhất, Xí nghiệp liên hợp luyện kim Magnitogorsk, với giá 800 triệu USD trong khi giá trên thị trường chứng khoán lên tới trên 2 tỷ USD. Vậy mà một số quan chức còn đánh giá đó là thắng lợi lớn. Kết quả này đã được chuẩn bị trước bằng sự nhân nhượng giữa những người mua tiềm năng đã được tiến hành xong vài ngày trước khi bán đấu giá.

Rõ ràng các quá trình tương tự là không tránh khỏi khi bán các tài sản của Liên hiệp cổ phần Năng lượng Liên bang Nga. Hậu quả không chỉ là gây tổn thất cho ngân sách nước Nga mà còn là những công trình năng lượng chiến lược quan trọng rơi vào tay những chủ sở hữu mà quyền lợi của họ mâu thuẫn với nhiệm vụ đưa đất nước Nga ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Đang tồn tại cơ chế đặc thù hoàn toàn theo cách của Nga trong việc tiến hành cải cách ngành điện. Cơ chế đó được gọi là sự kín miệng giải quyết các vấn đề.

Trên toàn thế giới những vấn đề tự do hóa thị trường điện năng và các tài sản ngành điện là chủ đề của rất nhiều công báo, bài báo, yết thị trong các ấn phẩm khoa học kỹ thuật, các hội nghị chuyên đề, hội thảo bàn tròn... Các dự thảo về các văn bản tiêu chuẩn thuộc những vấn đề nêu trên bắt buộc phải được đăng tải và thảo luận rộng rãi.

Nga, những dự thảo tương tự về các văn bản được giữ bí mật. Việc thảo luận rộng rãi những vấn đề nẩy sinh trong quá trình cải cách không được tiến hành trong các giới kinh doanh và khoa học. Kết quả là “bất ngờ” xuất hiện các văn bản tiêu chuẩn chưa được cân nhắc kỹ lưỡng và còn “sống sít”. Đương nhiên nhiều văn bản trong số đó được đẻ ra trong lòng Liên hiệp cổ phần “Hệ thống điện thống nhất Liên Bang Nga” phản ánh những quyền lợi cục bộ của ngành, của nhóm người. Trong các văn bản tiêu chuẩn kể cả trong các đạo luật nhà nước sau đó phát hiện được những sai sót rõ rệt dẫn đến những ưu đãi đơn phương cho những người sản xuất điện năng.

Một tấm gương tốt về việc khắc phục vấn đề “kín miệng” thuộc Bộ Thông tin và Bưu điện Nga. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra các quy tắc tối ưu điều tiết thị trường dịch vụ thông tin viễn thông, Bộ này đã mời các cán bộ tác nghiệp về thông tin liên lạc tham gia vào việc nghiên cứu triển khai những quy tắc đó.

Hy vọng rằng bước tương tự tiếp theo sẽ thuộc về Bộ Công nghiệp và Năng lượng vì lợi ích không chỉ cho ngành năng lượng mà cả cho toàn Liên bang Nga nói chung.

Triển vọng

Đang tồn tại hai kịch bản phát triển của nước Nga. Những kịch bản này phần lớn được xác định bởi những kết quả được dự đoán về cải cách ngành điện. Kịch bản thứ nhất trù định bước quá độ uyển chuyển với những mối quan hệ thị trường văn minh cùng việc duy trì sự kiểm soát vừa đủ từ phía nhà nước. Trong trường hợp đó hoàn toàn có thể đạt được các kế hoạch tăng trưởng bền vững nền kinh tế đất nước, phúc lợi cho nhân dân.

Kịch bản tiêu cực có thể trở thành hiện thực trong trường hợp đưa những nhân tố độc quyền, thị trường ảo vào ngành năng lượng của nước Nga. nh hưởng của các quá trình độc quyền đã biểu hiện rõ ở các nước hàng đầu trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu, làm nảy sinh các vấn đề nghiêm trọng về năng lượng, những cuộc khủng hoảng. Nguyên nhân căn bản của những cuộc khủng hoảng đó là sự buông lỏng kiểm soát sự hoạt động của các công ty nguồn điện từ phía nhà nước.

Khủng hoảng năng lượng ở các nước lạnh sẽ gây hệ quả giảm bớt dân số ở các nước đó. Trong các kế hoạch của một số giới ở phương tây đã có kịch bản đó.

Theo dự báo lạc quan về chiến lược năng lượng của Nga, nhu cầu điện năng với hiện trạng công nghệ trong khu vực sản xuất, có thể tăng từ 860 TWh lên 1.200 TWh vào năm 2020, tức là tăng thêm 40%. Nếu trong thực tế thực hiện được mọi tiềm lực tiết kiệm để giảm mức gia tăng đó xuống dưới 10%, thì chỉ cần tăng công suất nguồn ở mức không đáng kể. Đó mới chính là đường hướng chiến lược đúng đắn giải quyết vấn đề đầu tư vào lĩnh vực bảo đảm năng lượng.

Cách đặt vấn đề và giải quyết những nhiệm vụ phát triển ngành năng lượng của Chính phủ Nga theo hướng công nghệ cao sẽ cho phép giảm đột ngột nhu cầu đầu tư, thực thi dự án thay thế vốn đầu tư nước ngoài bằng các nguồn lực của toàn dân. Đó chính là đường hướng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Kết luận

1. Mục tiêu cải cách ngành điện phải là sự đảm bảo cung cấp điện tin cậy, chất lượng cũng như cải thiện tình hình xã hội. Thu hút vốn đầu tư vào ngành điện, xác lập các biểu giá công bằng chỉ là các phương thức để đạt được các mục tiêu chiến lược.

2. Những nguyên tắc phi đạo đức, phi kinh tế tạo dựng ra những thị trường ảo sẽ dẫn đến sự xuống cấp các khu vực quan trọng sống còn của các nền kinh tế phương Tây. Việc đưa các nguyên tắc đó vào ngành điện nước Nga đang đầy dẫy những cuộc khủng hoảng.

3. Các khu vực phát điện, cung ứng điện và cả thị trường bán buôn điện năng chỉ là các khu vực có tiềm năng cạnh tranh. Để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường điện năng cần phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt từ phía nhà nước, phải mất nhiều thời gian, phải áp dụng cách tiếp cận đa dạng, có tính đến sự đặc thù của các khu vực.

4. Đầu tư trong nước, thu hút nguồn lực của người dân Nga là tối ưu xét từ quan điểm an ninh quốc gia và hiệu quả kinh tế.

5. Thực hiện phương hướng phát triển nền kinh tế nước Nga, trong đó có ngành năng lượng, trên cơ sở công nghệ cao sẽ cho phép giảm đáng kể mức độ căng thẳng về thiếu vốn đầu tư.

6. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các quy tắc điều tiết sự hoạt động của các thị trường điện năng là thành phần cực kỳ quan trọng của cuộc cải cách.

Những quá trình nói trên không thể giao cho những người tổ chức là những công ty tư nhân, mà phải được các cơ quan chức năng nhà nước điều hành.

Theo quản lý ngành Điện, số 9 - 2007