Tư vấn sử dụng điện

Chuyên gia EVN tư vấn sử dụng điện an toàn trong dịp Tết Nguyên đán 2021

Thứ năm, 11/2/2021 | 16:13 GMT+7
Ông Trần Viết Nguyên- Phó Trưởng ban Kinh doanh EVN tư vấn 1 số biện pháp sử dụng điện an toàn trong dịp Tết nguyên đán 2021.
 
PV: Điện áp khu vực gia đình nhà tôi bỗng nhiên tăng quá cao, chập chờn vậy xin hỏi phải làm như thế nào?
 
Ông Trần Viết Nguyên- Phó Trưởng ban Kinh doanh EVN: Về việc này đề nghị quý khách hàng thông báo ngay cho tổng đài CSKH của chúng tôi theo khu vực quản lý (ghi trên hòm công tơ, tủ điện ngoài nhà, trang web evn.com.vn; tin nhắn, zalo). 
 
PV: Nếu phát hiện bất thường xảy ra trên lưới điện, trạm điện thì báo cho ai, ở đâu?
 
Ông Trần Viết Nguyên: Báo ngay cho tổng đài CSKH của TCTĐL quản lý khu vực hoặc đơn vị quản lý điện gần nhất để xử lý kịp thời. 
 
PV: Theo thống kê, có 02 nhóm nguyên nhân gây cháy chủ yếu: 1 là do sự cố hệ thống điện (dây và cáp điện, thiết bị đóng ngắt, công tắc, ổ cắm …) và thiết bị điện (bóng đèn, bàn là, tủ lạnh, quạt, bếp, nồi cơm điện…); Và 2 là do sơ suất của con người trong sử dụng lửa, xăng dầu, khí đốt, hóa chất. Do vậy, mỗi người dân, mỗi gia đình phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về PCCC để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Dưới góc độ điện - nếu xảy ra cháy nổ do chập điện, đun nấu bằng điện thì phải làm gì, thưa ông?
 
Ông Trần Viết Nguyên: Khi xảy ra cháy, nổ do chập điện, phải bình tĩnh, nhanh chóng cắt cầu dao điện, báo cho mọi người xung quanh biết, báo Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập lửa...
 
PV: Đề nghị chuyên gia tư vấn cách sơ cứu người bị tai nạn điện?
 
Ông Trần Viết Nguyên: Khi phát hiện có người bị điện giật, phải nhanh chóng thực hiện các bước sau: 
 
+ Cắt cầu dao/cầu chì/áp tô mát/rút phíc cắm gần nhất. 
 
+ Phải hô to để mọi người đến trợ giúp. 
 
+ Gọi cấp cứu, báo cho điện lực gần nhất. 
 
Trường hợp chưa cắt được điện thực hiện ngay như sau: Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa gỗ khô) gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện (khô ráo, bằng gỗ, tay có găng cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi ni lông…) túm quần áo khô của nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện hoặc dùng dao búa có cán gỗ, chặt đứt dây điện. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi chưa tách nguồn điện. Tránh xa những dây điện bị đứt rơi xuống đất.
 
- Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng trang phục của nạn nhân, kê cao đầu nạn nhân sao cho cổ hơi ngửa ra sau.
 
-  Kiểm tra chấn thương cho nạn nhân, ưu tiên những vị trí trọng yếu như đầu, cổ.
 
-  Nếu nạn nhân ngừng thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo, nhấn tim cho đến khi nạn nhân thở lại. (Để tay giữa ngực bệnh nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần/phút, liên tục không được dừng lại. Song song đó kết hợp hà hơi thổi ngạt khoảng 7-8 lần/phút. Kiên trì cho đến khi bệnh nhân thở lại.
 
-  Nếu nạn nhân bị thương ở miệng có thể thổi ngạt qua đường mũi.
 
- Đối với nạn nhân bị bỏng không nên tạt nước, chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng mà phải đưa đến bệnh viện ngay để nhân viên y tế xử lý.
 
- Chú ý giữ thân nhiệt cho nạn nhân, nhất là trong thời tiết lạnh hoặc khi nạn nhân bị ướt. Ủ ấm bằng chăn màn, quần áo.  
 
-  Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu hồi sức.
 
PV: Hiện nay số lượng hộ gia đình sử dụng điện mặt trời mái nhà rất lớn (gần 102.000 dự án đã lắp đặt ĐMTMN với công suất hơn 9.500MW). Ông có lưu ý gì tới các hộ gia đình trong sử dụng nguồn điện này không? 
 
Ông Trần Viết Nguyên: Các hộ gia đình sử dụng ĐMTMN nên sử dụng tối đa nguồn điện tạo ra từ hệ thống ĐMTMN để giảm chi phí tiền điện: Sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn vào ban ngày (vào những h có nắng): bình nước nóng, điều hòa, tủ lạnh; máy giặt; mấy sấy, bơm nước, đun nấu… Thường xuyên bảo trì, vệ sinh hệ thống (đặc biệt đối với khu vực có nhiều bụi) để hệ thống được hoạt động với hiệu suất cao nhất mang lại sản lượng điện tối đa. Liên lạc với nhà thầu lắp đặt hoặc đơn vị điện lực sở tại trong trường hợp có sự cố. Đối với các dự án ĐMTMN có qui mô công suất lớn (trên > 100kWp), khách hàng phối hợp với đơn vị ĐL sở tại để vận hành, đảm bảo an toàn, tin cậy và kinh tế. 
 
PV: Vậy ông có lời khuyên/ khuyến cáo gì đối với người dân nhằm giúp việc sử dụng điện an toàn, hiệu quả… đặc biệt trong những ngày Tết Nguyên đán sắp tới - khi nhu cầu sử dụng điện trong dân được dự báo sẽ tăng cao hơn ngày thường (và có lẽ ở đâu đó vẫn còn có việc chủ quan trong sử dụng các thiết bị điện…) ?
 
Ông Trần Viết Nguyên
 
1. Lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện ở công trình nhà ở: 
 
Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.
 
2. Lắp đặt thiết bị điện trong nhà: 
 
- Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện....
 
 - Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị th́ phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống rò điện.
 
3. Kiểm tra: 

- Phải thường xuyên kiểm tra đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu ch́, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà. 
 
- Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện). 
 
 - Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.
 
4. Khi có giông sét, mưa, băo, ngập nước:
 
 - Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, ... và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.
 
- Khi nhà bị ngập nước, mưa băo làm tốc mái, đổ tường... nên cắt cầu dao điện.
 
5. Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà:
 
Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu chì, công tắc).  
 
1. Không: 
 
Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém dễ chạm chập, rò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ.. 
 
2. Không: 

Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá ... vào dây dẫn điện.
 
3. Không: 
 
 - Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.
 
 - Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện).
 
 - Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm.
 
 4. Không: 
 
Để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện...) ở gần vật dễ cháy.
 
5. Không dùng điện để:
 
 - Chống trộm.
 
 - Bẫy chuột.
 
 - Rà (bắt) cá. 
 
Nguyên Long