Lễ khởi công nhà máy điện mặt trời của Thiên Tân Group với vốn đầu tư lên tới gần 900 tỷ đồng.
Tháng 9/2015, VN có nhà máy điện mặt trời đầu tiên với công suất 19.2 MW, tổng vốn đầu tư 826 tỷ đồng, đã được khởi công tại Quảng Ngãi. Kể từ đó đến nay, thị trường ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt tập trung ơrở miền Trung và Nam Trung Bộ ...
Nhiều nhiều dự án tỷ đô
Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đang có những bước đi khá mạnh mẽ. 1 tỷ USD dự kiến sẽ được dành để đổ vào xây dựng từ 10 -20 dự án năng lượng mặt trời tưfừ nay đến 2018.
Đến nay, TTC đã thành lập TTC Energy, được biết là nhà kinh doanh dịch vụ và cung cấp các sản phẩm sỉ, lẻ điện mặt trời với cơ chế Cty này sẽ đầu tư vốn, bán điện cho khách hàng hoặc ngược lại khách hàng đầu tư vốn.
Tuy nhiên, nếu xét về giá trị đầu tư cho điện mặt trời tính đến hiện nay, TTC cũng chưa phải là “đỉnh”. Sau dự án năng lượng điện mặt trời đầu tiên ở Quảng Ngãi, Thiên Tân Group đã trở lại trên thị trường với kế hoạch phát triển nhà máy tổng vốn đầu tư tới 2 tỷ USD, địa bàn phát triển ở Ninh Thuận - vùng đất đang định hướng sẽ là “vùng trũng” phát triển năng lượng sạch, tái tạo.
Nhu cầu, cơ hội bán điện cho thị trường đang rất rộng khi một mình EVN và các nhà cung cấp chưa thể lấp đầy. Ngoài ra, là khả năng xuất khẩu điện ra các thị trường lân cận. |
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận trong một chia sẻ với DĐDN khẳng định rằng: “Sau những cú thu hút đầu tư vốn khủng, nhưng chưa đi vào hiện thực hóa, Ninh Thuận đã “tái cấu trúc” lại kế hoạch thu hút vốn đầu tư phát triển năng lượng tái với bước chuyển tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư có quyết tâm và năng lực tốt hơn, kể cả nhà đầu tư trong nước”. 1.400ha đất dành cho Thiên Tân Group xây 5 nhà máy điện mặt trời theo kế hoạch, vì vậy, có thể hiểu là một quyết tâm của Ninh Thuận, trong cuộc đua hút vốn đầu tư làm năng lượng sạch, nhằm “đổi đời” cho vùng kinh tế này.
Băn khoăn suất sinh lời?
Nếu như quyết tâm đầu tư điện mặt trời và ngành năng lượng của TTC được cho là dễ hiểu, bởi ngoài khả năng bán điện ra thị trường, TTC Group đang sở hữu 1 mạng lưới các đơn vị thành viên, liên kết và các đối tác khách hàng rộng lớn có thể khai thác được ngay thành khách hàng tiêu thụ trực tiếp, thì với nhiều DN khác, việc Chính phủ ban hành giá điện mặt trời mua vào cao hơn so với giá nhiệt điện, thủy điện, là 1 động lực lớn.
Cùng với đó, về nhu cầu, cơ hội bán điện cho thị trường đang rất rộng. Ngoài ra, là khả năng xuất khẩu điện ra các thị trường lân cận.
“Sinh sau, đẻ muộn” và có điểm khá thú vị là người đứng đầu Bambo Capital từng có thời làm “tướng” dưới trướng của Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành, Bambo Capital đã công bố đầu tư 2 dự án điện mặt trời với vốn lần lượt gần 100 triệu USD và 40 triệu USD. Cả hai dự án đều đặt tại Long An và có kế hoạch dự kiến sẽ phát điện từ 2018 -2019.
Ông Hồ Nam cho biết sở dĩ Bambo Capital đầu tư năng lượng tái tạo bởi giá mua điện năng lượng tái tạo hiện đang là 9,35 cent/Kw, cao hơn giá mua điện của nhiệt điện và thủy điện. Đây là 1 trong những bước khuyến khích DN đầu tư năng lượng tái tạo của Chính phủ và sẽ thuận lợi hơn cho DN.
“Chúng tôi kỳ vọng tỷ suất sinh lời của dự án năng lượng tái tạo là 11-14% trên tổng vốn đầu tư, tuy nhiên hiệu quả còn tùy thuộc vào việc lựa chọn công nghệ, chi phí đầu tư và quản lý vận hành…”, Chủ tịch Bambo Capital cho biết.
Để giải quyết bài toán công nghệ - thường là nhập khẩu, chi phí đầu tư - khá lớn với vốn tín dụng theo cơ chế ưu đãi chưa được áp dụng, và quản lý vận hành - còn mới mẻ với phía VN, Bambo Capital đã chọn hướng liên doanh với những đối tác ngoại có kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Đức và Hồng Kong.
Kiểm lại các dự án đầu tư năng lượng điện mặt trời, sẽ thấy lập liên doanh hoặc hợp tác đối tác ngoại đều là hướng đi chung của mọi nhà đầu tư. Một chuyên gia đầu tư cho rằng phải “sòng phẳng” mà nói, ngành năng lượng đã bước vào cơ chế thị trường. Các DN chọn hướng hợp tác, huy động vốn, mua công nghệ, tôi có đất, có dự án, anh có vốn, có nền tảng kỹ thuật cung ứng nhập khẩu… theo đó đều là các lựa chọn kinh doanh hợp lý. Vấn đề ở chỗ, song song với dòng vốn đầu tư tỷ tỷ đô vào lĩnh vực này, VN liệu đã sẵn sàng về thẩm định, đánh giá được chất lượng, quy trình vận hành công nghệ/dự án, cũng như, kiểm soát được quy hoạch phát triển ngành theo đúng mục tiêu đã định, không để việc đầu tư năng lượng sạch tiềm năng trở thành bữa tiệc “miễn phí” một phía?