Đập Hồ Muttsee - đập dài nhất ở Thụy Sĩ và cao nhất ở châu Âu ở độ cao 2.500 mét trên mực nước biển, được lắp thêm 5.000 tấm pin mặt trời, trở thành hệ thống điện mặt trời trên núi lớn nhất quốc gia này.
Các tấm pin điện mặt trời trên Đập Hồ Muttsee. Ảnh Reuters
Dự án năng lượng mặt trời có tên gọi là AlpinSolar, được thực hiện bởi công ty năng lượng Axpo, chuỗi giảm giá Denner và công ty phân phối điện IWB, đều là các công ty Thụy Sĩ. Denner đã thiết lập một thỏa thuận mua bán điện dài hạn (PPA) cho nguồn năng lượng của AlpinSolar, đây cũng là PPA đầu tiên của quốc gia này. Tiến trình triển khai hoàn tất vào năm 2022 và quá trình sản xuất năng lượng đã bắt đầu.
Dự án năng lượng mặt trời 2,2 megawatt được gắn vào tường đập của nhà máy thủy điện. AlpinSolar sẽ sản xuất điện, đủ để cung cấp nguồn năng lượng tương đương cho khoảng 700 hộ gia đình.
Mảng năng lượng mặt trời, rộng gần 1 km (0,62 dặm), sẽ sản xuất 3,3 triệu kilowatt giờ điện mỗi năm, một nửa trong số đó vào mùa đông. Nguyên nhân do Hồ Muttsee, nằm ở bang Glarus, miền trung Thụy Sĩ, không bị ảnh hưởng bởi sương mù do ở độ cao lớn và tuyết phản chiếu ánh sáng mặt trời lên các tấm pin mặt trời.
Jeanette Schranz, trưởng nhóm truyền thông về năng lượng tái tạo tại Axpo, trong cuộc phỏng vấn với Reuters tuyên bố: Một trong những ưu thế của các nhà máy năng lượng mặt trời trên núi cao là vào mùa đông, các cơ sở sản xuất điện năng gấp 3 lần so với một nhà máy tương đương ở vùng trung du.
Các tấm pin mặt trời phù hợp với không khí lạnh và có năng suất cao khi ở nhiệt độ thấp.
Theo tính toán thực tế, sản lượng cao nhất từ AlpinSolar dự kiến vào tháng 2 và tháng 3, nhưng nhìn chung sản lượng của mảng năng lượng mặt trời dự kiến sẽ tương đối cân bằng trong cả năm.
Dự án đã sử dụng 4.872 module năng lượng mặt trời thủy tinh hai chiều của nhà sản xuất Thụy Sĩ Megasol. Khung 40 mm của mô-đun được thiết kế để có thể xử lý lượng tuyết dự kiến của AlpinSolar.
Axpo cho biết doanh nghiệp đặt mục tiêu lắp đặt 4.200 dự án năng lượng mặt trời ở Thụy Sĩ vào năm 2030.
Link gốc
Theo: Viettimes