Dấu ấn 11 năm của TTCK Việt Nam
Thứ hai, 18/7/2011 | 16:47 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Còn 3 ngày nữa, TTCK Việt Nam sẽ tròn 11 tuổi (20/7/2000- 20/7/2011). Năm nay, sinh nhật thị trường có vẻ như trầm lắng, không tiệc tùng, hội nghị, hoa và rượu chúc mừng. Tạm gác sự suy thoái của chỉ số chứng khoán hiện tại, dấu ấn thị trường 11 năm có những điểm gì đáng nói?</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Khảo sát của ĐTCK với một số lãnh đạo DN niêm yết và CTCK cho thấy, dù trải qua nhiều thăng, trầm, nhưng 11 năm qua, TTCK đã mang đến sự thay đổi rất lớn trong hoạt động của các DN và tác động không nhỏ tới cả nền kinh tế.<br />
<br />
Nhờ có TTCK mà ý thức công khai, minh bạch được khơi dậy và nâng cao. Nhờ có TTCK mà hình ảnh Việt Nam trở nên gần gũi hơn với thế giới. Nhờ có TTCK mà hàng trăm DN đã huy động được vốn; hàng trăm DNNN đã cổ phần hóa thành công. Nhờ có TTCK nên Việt Nam có những định chế tài chính trung gian hoạt động. Nhờ có TTCK đã tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1 triệu người, bản thân các DN tham gia thị trường này đã và đang có đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước…<br />
<br />
Nhưng điều đáng buồn là những điểm tích cực này được thể hiện rất mờ nhạt, gần như không được xã hội nhắc đến. Dư luận vẫn nhìn TTCK như một trò chơi cờ bạc, ở đó có rất nhiều rủi ro, cả thị trường và phi thị trường.<br />
<br />
Ở cấp quản lý vĩ mô, đầu tư chứng khoán được coi là phi sản xuất, là kênh đầu tư mạo hiểm, liên tục chịu sự siết chặt của dòng vốn từ ngân hàng. Ở cấp quản lý trực tiếp, nhiều quy định pháp lý rất cần thiết cho việc điều tiết thị trường, đã không được quan tâm kịp thời, luôn tồn đọng, chậm trễ ban hành, gây nên những bức xúc cho các chủ thể tham gia và là nguyên nhân làm nảy sinh những hoạt động ngoài khuôn khổ pháp lý...<br />
<br />
Hoạt động trong bối cảnh này, người đầu tư cũng như những định chế tham gia TTCK như đang đi trên một con đường mà ở đó, có nhiều đoạn còn dang dở, mang nỗi lo cánh cánh về tai nạn, những cảnh báo chặn đường hoặc cấm đường được đưa ra bất cứ lúc nào.<br />
<br />
Sinh nhật năm nay, UBCK cho biết, là năm lẻ nên việc TTCK tròn 11 tuổi không được tổ chức như một sự kiện của năm. Công việc chính của UBCK là hoàn thiện quy định pháp lý và hoàn thiện chính sách phát triển TTCK. Bên cạnh đó sẽ tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường và hợp tác quốc tế về TTCK.<br />
<br />
Riêng việc hoàn thiện pháp lý, trong báo cáo 6 tháng đầu năm nay, UBCK cho biết, đang xây dựng và hoàn thiện 2 dự thảo nghị định, 10 thông tư hướng dẫn, 4 đề án (đề án chiến lược phát triển TTCK đến 2020; đề án quản lý vốn gián tiếp, đề án tái cấu trúc TTCK và đề án TTCK phái sinh)...…Một khối lượng công việc đồ sộ, nhưng nghịch lý là ở chỗ, dư luận hầu như không cảm nhận được nỗ lực này, thậm chí ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý hình như không…hoạt động. Những góc nhìn tiêu cực như vậy, cùng với sự suy thoái quá mạnh của TTCK vì nhiều nguyên nhân, đã khiến cái nhìn của công chúng dành cho ngành chứng khoán mất đi nhiều thiện cảm. TTCK không còn được coi là một thị trường bậc cao, minh bạch và chuyên nghiệp nữa, mà trong quan niệm của đa số người, đó là chỉ là một cuộc chơi may rủi, ngắn hạn, chộp giật.<br />
<br />
TTCK là thị trường của niềm tin, vì thế việc xây dựng hình ảnh về ngành là hết sức quan trọng. Sự kiện 11 năm có thể sẽ qua đi lặng lẽ, nhưng vấn đề để ngỏ là công tác tuyên truyền về chứng khoán cần làm mạnh mẽ hơn nữa, cần sự quan tâm hơn nữa không chỉ của UBCK, mà của tất cả những người có trách nhiệm trong ngành. Không nên để những khó khăn hiện hữu che khuất những nỗ lực và vai trò quan trọng của TTCK Việt Nam.<br />
<br />
<br />
</span></p>
Theo: Tin nhanh chứng khoán