Theo ông Jan Benjamin Spitzley, Phó phòng Chính sách của Tổ chức GIZ, cơ chế đấu giá điện gió bao gồm các giai đoạn như xây dựng dự án (xin đất, lập kế hoạch, xin phép, đánh giá tác động môi trường, quy trình nối lưới, xây dựng…); giai đoạn vận hành của dự án (trong suốt vòng đời được xác định của dự án). 2 giai đoạn trên sẽ đấu thầu cạnh tranh về giá mỗi KWh cho toàn bộ quá trình. Các kiểu quy trình thực hiện đấu thầu theo giá và theo vị trí.
Cũng tại buổi làm việc, ông Jan Benjamin Spitzley đã trình bày nghiên cứu “Phân tích và xem xét hệ thống đấu giá cho điện gió tại Việt Nam”.
Theo đó, nghiên cứu trên được tài trợ bởi dự án “Hỗ trợ mở rộng quy mô điện gió tại Việt Nam”, thực hiện bởi Tổ chức GIZ. Mục tiêu chính nhằm xác định và đánh giá các thông số thiết kế và điều kiện tiên quyết của cơ chế bán đấu giá để áp dụng cho Việt Nam; phân tích các mục tiêu chính sách của Việt Nam và khung pháp lý; xác định các lựa chọn thiết kế cho cơ chế đấu giá cho Việt Nam; xác định các bước thực hiện cần thiết và thời hạn cho cơ chế bán đấu giá; tham vấn các bên liên quan Việt Nam và các phương án đấu giá.
Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, đây là những kinh nghiệm cần thiết để phát triển điện gió và khả năng áp dụng cơ chế đấu thầu dự án điện gió ở tỉnh Sóc Trăng.
Theo: SGGP