Sự kiện

Gần 9.000 xã có điện lưới

Thứ tư, 22/6/2011 | 11:28 GMT+7
<p><span style="font-size: small;">Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết 6 năm thi hành Luật Điện lực (ban hành ngày 3/12/2004, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2005) do Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) vừa tổ chức tại Hà Nội</span></p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong>EVN chiếm 90% thị phần bán lẻ</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tính đến cuối năm 2010, tổng công suất lắp đặt của nguồn điện toàn hệ thống (kể cả điện nhập khẩu của Trung Quốc) là 21.380MW. Trong đó, nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng khoảng 38% tổng công suất đặt nguồn điện; nhiệt điện than chiểm tỷ trọng 18,4%; tuabin khí 32,5%; nhiệt điện dầu 4,4%; điesel và thủy điện nhỏ chiếm khoảng 2,8%. Điện sản xuất toàn hệ thống (kể cả điện nhập khẩu) trong giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng trung bình 13,3%/năm; đáp ứng về cơ bản nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, điện thương phẩm tăng trưởng trung bình khoảng 13,8%/năm, công suất cực đại của hệ thống điện tăng trưởng trung bình khoảng 10,9%/năm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tính đến thời điểm hiện nay, 100% số huyện trong cả nước đã có điện lưới cũng như điện tại chỗ; 10.794 trên tổng số 10.996 xã, phường có điện (đạt 98,16), trong đó 8.904 xã có điện lưới quốc gia (đạt 97,78%); có 20,5/22,2 triệu hộ dân trên cả nước được cung cấp điện (đạt 96,57%), trong đó có 14,2/14,9 triệu hộ nông dân có điện (đạt 95,4%, hoàn thành vượt chỉ tiêu 90% hộ nông dân có điện theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng).</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tính đến năm 2010, EVN đang ở hữu, quản lý, vận hành khoảng 53,1% tổng công suất đặt nguồn hệ thống toàn hệ thống (nếu tính cả các nguồn điện do EVN nắm giữ cổ phần chi phối thì lên tới khoảng 71% tổng công suất đặt toàn hệ thống); các nhà đầu tư nước ngoài (theo hình thức BOT) và các nhà đầu tư tư nhân trong nước khác (theo hình thức IPP) chỉ sở hữu, quản lý, vận hành khoảng 10,4% tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống; phần còn lại do các TCty/Tập đoàn nhà nước (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Thanh và khoáng sản Việt Nam, TCty lắp máy Việt Nam và TCty Sông Đà v.v...) sở hữu, quản lý, vận hành.</span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img width="500" height="279" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/6/Co cau NDien theo chu so huu.JPG" /></span></p> <p style="text-align: center;">&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Cơ cấu nguồn điện theo chủ sở hữu</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện tại và trong tương lai sẽ sở hữu và quản lý vận hành toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải; đại bộ phận hệ thống lưới điện phân phối; hệ thống thông tin viễn thông điện lực; hệ thống thu thập và truyền dữ liệu phục vụ điều độ hệ thống điện quốc gia và thống nhất quản lý , vận hành điều độ toàn bộ hệ thống điện quốc gia (bao gồm tất cả các nhà máy điện, hệ thống điện truyền tải và hệ thống lưới điện phân phối). Hiện nay, EVN đang chiếm lĩnh khoảng 90% thị phần bán lẻ điện năng trên cả nước; phần còn lại do các tổ chức kinh doanh điện khác thực hiện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Điểm mới của cạnh tranh?</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về cấu trúc ngành điện để thực hiện các quy định của Luật Điện lực, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, trong 5 năm (2005-2010), cơ cấu tổ chức ngành điện đã có những thay đổi hết sức quan trọng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong thị trường phát điện canh tranh, Cty Mua bán điện sẽ hoạt động dưới hình thức đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện chức năng đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện có thời hạn với các Công ty phát điện, nhà máy điện; thay mặt các công ty phát điện IPP, BOT chào giá thay trên thị trường phát điện cạnh tranh. Trong khâu truyền tải điện, Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (NPT) được thành lập dưới hình thức Cty TNHH một thành viên cho Nhà nước làm chủ sở hữu (Nhà nước sở hữu 100% vốn) và đi vào hoạt động từ tháng 7/2008, là đơn vị hạch toán độc lập, có trách nhiệm đầu tư, quản lý vận hành lưới điện truyền tải và được hưởng giá dịch vụ truyền tải điện. Trong khâu phân phối điện, việc sáp nhập các Cty TNHH một thành viên&#160; Điện lực tỉnh, thành phố để thành lập (05) TCty TNHH một thành viên Điện lực (tháng 2/2010), hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con, bước đầu đã tạo điều kiện để các đơn vị phân phối, bán lẻ điện nâng cao tính độc lâọ tự chủ trong hạch toán, tự chịu trách nhiệm về tài chính và đầu tư phát triển, nhất là đã tạo nên các đơn vị phân phối bán lẻ điện có quy mô tài chính, đầu tư, kỹ thuật, kinh doanh điện; đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận lưới điện nông thôn về ngành điện quản lý để giảm những bất cập trong quản lý vận hành lưới điện nông thôn và sẵn sàng tham gia cạnh tranh khi chuyển sang giai đoạn thị trường bán buôn điện canh tranh.<br /> </span></p> Theo: Pháp luật Việt Nam