Giải pháp nào cho Quy hoạch điện VII?
Thứ năm, 15/9/2011 | 10:43 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Theo đánh giá tại Hội thảo tổng kết Quy hoạch điện (QHĐ) VI và bàn giải pháp QHĐ VII do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội tuần qua, QHĐ VI đã không hoàn thành khi tổng công suất nguồn chỉ đạt gần 70% kế hoạch, lưới điện cũng chỉ đạt khoảng 50% khối lượng quy hoạch. </span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Vấn đề các nhà quản lý và các doanh nghiệp quan tâm là tìm ra nguyên nhân và cơ chế tháo gỡ nhằm tránh những nguy cơ tương tự đối với các dự án trong QHĐ VII. Vậy đâu là giải pháp?.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Vốn, mặt bằng: chìa khóa của tiến độ</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo QHĐ VII, nhu cầu xây dựng nguồn điện khoảng 75.000MW vào năm 2020 và tăng lên 146.800 MW vào năm 2030. Để đáp ứng nhu cầu, lượng vốn đầu tư cho ngành điện đến năm 2020 cần khoảng 4,88 tỷ USD/năm và đến năm 2030 sẽ tăng lên 7,5 tỷ USD/năm.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> <br />
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là nguồn vốn này sẽ lấy ở đâu. Do các dự án nhiệt điện thường cần nguồn vốn tới hàng nghìn tỷ USD nên các nhà đầu tư tư nhân khó lòng kham nổi, vì vậy, trọng trách chính vẫn phải đặt lên vai những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước như EVN, PVN, Vinacomin... Trong khi đó, với các tập đoàn nhà nước, bài toán khó giải nhất vẫn là chuyện huy động vốn và giải ngân. Ông Dương Quang Thành, Phó TGĐ EVN cho biết, chỉ tính đến năm 2015, tổng vốn đầu tư của EVN khoảng 832.000 tỷ đồng nhưng EVN chỉ có khả năng huy động 1/3 nhu cầu. Số vốn còn thiếu là 599.000 tỷ đồng, vượt quá khả năng thu xếp của EVN. Hiện TKV chỉ làm chủ đầu tư 10 công trình điện nhưng hầu hết đều chậm tiến độ mà nguyên nhân chính vẫn là khó thu xếp tài chính.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Một trong những giải pháp được tính đến trong Quy hoạch điện VII là sẽ đặc biệt khuyến khích đa dạng hóa các dòng vốn từ xã hội. Các dự án điện IPP, BOT, BOO sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nhà nước sẽ tạo điều kiện tối đa để triển khai các dự án đầu tư xây dựng nguồn điện không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, kêu gọi đầu tư dù sao vẫn là chuyện “chim trời, cá nước” vì không ai có thể khẳng định trong vòng 10-20 năm nữa sẽ có bao nhiêu nhà đầu tư tham gia. Theo ông Đào Văn Hưng- Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN, lịch sử ngành điện chưa bao giờ huy động vốn quá 3 tỷ USD/năm mà còn rất chật vật, nay QHĐ VII yêu cầu nguồn vốn tới 5-7,5 tỷ USD/năm là điều không đơn giản. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, do có nhiều biến động về lãi vay và hạn chế tín dụng cho vay nên nhiều dự án điện gặp khó khăn, kể cả khó khăn khi vay vượt hạn mức (Thủy điện Đồng Nai 3,4), dự án chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ (Hải Phòng 2, Quảng Ninh 2). Thậm chí nhiều trường hợp như Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, do EVN không đủ vốn đối ứng nên bị vướng mắc trong việc vay vốn nước ngoài. Rõ ràng, giải được bài toán vốn sẽ cơ bản giải quyết được vấn đề tiến độ. Vì vậy, theo ông Hưng, bên cạnh Tổng sơ đồ điện cần có thêm một Tổng sơ đồ vốn để chỉ ra nguồn vốn lấy ở đâu, huy động như thế nào. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để giải quyết vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Công Thương xây dựng Đề án huy động vốn để triển khai Quy hoạch, trên cơ sở giám sát, đánh giá chặt chẽ và dự báo đúng đắn về tình hình cung – cầu điện, tiến độ thực hiện các dự án để kiến nghị quyết định về tiến độ các dự án trong Quy hoạch được duyệt.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về vấn đề GPMB, các chủ đầu tư đều có chung quan điểm tách thành tiểu dự án độc lập và giao cho UBND các tỉnh, thành phố thực hiện, như vậy tiến độ sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, cần có cơ chế chính sách và chế tài thực hiện để thúc đẩy địa phương nhanh chóng vào cuộc nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Nhiên liệu: Bài toán giá thành và an ninh năng lượng</span></strong></p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Theo QHĐ VII, đến năm 2020, tổng công suất nhiệt điện than chiếm 46,8% sản lượng điện sản xuất, lượng than cung ứng cho điện khoảng 67,3 triệu tấn. Đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện than tăng lên 56,4%, tiêu thụ 171 triệu tấn than. Do nguồn than sản xuất trong nước hạn chế nên một số nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than ở miền Nam sẽ sử dụng than nhập khẩu. Tuy nhiên, theo báo cáo của Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương), mấy năm qua, việc nhập khẩu than gặp rất nhiều trắc trở. Nguồn than được trông cậy nhiều nhất là Ô-xtrây-li-a, In-đô-nê-xi-a thì hiện nay đã có thị trường và chưa cân đối lượng than bán cho Việt Nam. Trong khi đó, hình thức mua bán than là cùng đầu tư vào khai thác mỏ với chủ mỏ than hoặc phải mua than với điều kiện không cam kết dài hạn, giá cả theo thị trường và cũng tăng cao gấp hai lần so với giai đoạn 5 năm trước. Do đó, các dự án NMNĐ than miền Nam như Vĩnh Tân I, II và Duyên Hải I phải thêm thời gian thay đổi thiết kế, chuyển sang sử dụng than trong nước. Đây là những bất cập không chỉ về giá mà còn là vấn đề chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong khi mỗi nhà máy nhiệt điện than cần số vốn tới hàng tỷ USD nên việc tính toán cân nhắc kỹ trong đầu tư để tận dụng tuổi thọ cho nhà máy sao cho khỏi lãng phí là rất cần thiết. Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cũng rất được chú trọng với mục tiêu đến năm 2020, công suất nguồn điện sử dụng LNG khoảng 2.000 MW, đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 6.000 MW. Ông Đào Văn Hưng cho rằng, tuổi đời của các mỏ khí chỉ tồn tại 15-20 năm, vì vậy, việc xây dựng nhà máy tuabin khí phải tính toán kỹ để đảm bảo tính hợp lý trong khâu đầu tư. QHĐ VII cũng đạt ra mục tiêu đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân sẽ chiếm 10,1% tổng sản lượng điện sản xuất. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm bảo đảm ổn định cung cấp điện trong tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp trong nước bị cạn kiệt. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu cho điện hạt nhân cũng phải nhập từ nước ngoài nên việc tính toán để chủ động nhiên liệu cũng rất quan trọng. Cũng theo ông Đào Văn Hưng, bên cạnh tổng sơ đồ vốn cần có thêm tổng sơ đồ năng lượng sơ cấp thì mới thực hiện tốt QHĐ VII. Đặc biệt, nguồn nhiên liệu phải có sự tính toán kỹ trên cơ sở TKV và PVN đảm bảo cung cấp đủ than, khí ổn định, đồng bộ với các nhà máy điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Cơ chế đặc thù cần đi kèm các giải pháp đồng bộ</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Khi thực hiện QHĐ VI, Chính phủ đã ban hành một số chính sách đặc biệt như cơ chế 797, 400 và 1195 nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì cơ chế đặc thù cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể, cơ chế chỉ định thầu đã bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém của các nhà thầu được chọn, thiết bị công nghệ bị cấp chậm và không đồng bộ. Nhiều dự án triển khai trong cùng thời gian nên nhân lực, thiết bị, vốn của chủ đầu tư, nhà thầu thiếu. Mặt khác, do chỉ định thầu nên chi phí xây dựng phụ thuộc nhiều vào thời gian, do vậy công tác quản lý chi phí có nhiều phức tạp, thường xuyên phải điều chỉnh dẫn tới công tác thanh toán phải kéo dài, vượt dự toán ban đầu. Nói cách khác, cơ chế đặc thù, chính sách ưu tiên là rất quan trọng nhưng cần có các giải pháp đồng bộ cũng như sự nỗ lực của các chủ đầu tư, nhà thấu EPC và các bên liên quan. Đặc biệt, cần có cơ chế lựa chọn chủ đầu tư hợp lý cùng với sự phối hợp tích cực của các ban ngành địa phương để tháo gỡ kịp thời vướng mắc thì mới đẩy nhanh được tiến độ dự án. Hơn nữa, việc vận hành các cơ chế ưu tiên cần được xem xét kỹ để có những hỗ trợ phù hợp nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch giữa các dự án và các chủ đầu tư.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về vấn đề này, Tập đoàn Sông Đà kiến nghị phải có quy định cụ thể về thời điểm phê duyệt thiết kế, tổng dự toán và ký hợp đồng. TKV đề nghị đơn giản hóa một số thủ tục, trình tự, quy định trong công tác đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện. Đồng thời cho phép tiến hành song song nhiều công việc trong quá trình chuẩn bị đầu tư nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Còn EVN cho rằng, các chủ đầu tư dự án nguồn điện ngoài EVN nên tự đầu tư lưới điện đến điểm đấu nối. Vốn đầu tư công trình được tính vào tổng mức đầu tư của dự án nguồn điện và hạch toán vào chi phí giá thành mua bán điện. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bên cạnh hàng loạt khó khăn về vốn, mặt bằng, nhiên liệu thì giá điện chưa được điều chỉnh hợp lý cũng đang khiến nhà đầu tư băn khoăn khi rót vốn vào ngành điện. Vì vậy, việc tiến tới một khung giá điện mang tính thị trường nhằm thu hút đầu tư đang được xem là giải pháp cơ bản để giải quyết tận gốc bài toán thiếu điện. Hiện Bộ Công Thương đã giao cho Cục Điều tiết điện lực và Vụ Năng lượng xây dựng Lộ trình giá điện đến năm 2020 trên cơ sở tiệm cận với chi phí biên dài hạn của hệ thống điện. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, giá điện sẽ được điều chỉnh lên 8-9cent/kWh nhằm thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện.<br />
</span></p>
Bài và ảnh: Ngọc Loan