Sự kiện

Công ty Thiết bị điện Đông Anh: Xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí điện lực

Thứ hai, 5/9/2011 | 16:47 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Kết thúc năm 2010, Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) đã đạt tổng doanh thu gần 804 tỷ đồng, trong đó, doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt hơn 731 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, vận chuyển, xây lắp và sửa chữa nhà máy thủy điện.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img width="490" height="397" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/9/PTT Trao HCLD.png" /><br /> <br /> Phó Thủ tướng trao Huân chương Lao động (Ảnh: Đàm Văn Sơn)</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đây là con số vô cùng ý nghĩa đối với một doanh nghiệp sản xuất cơ khí điện lực bởi trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang có những diễn biến phức tạp, lạm phát có chiều hướng tăng cao, giá cả vật tư nguyên liệu đầu vào luôn biến động, đặc biệt là thời gian gần đây, do công tác thu xếp huy động vốn trong nước và nước ngoài phục vụ cho phát triển lưới điện không đáp ứng đủ nhu cầu, nên việc chế tạo các loại máy biến áp truyền tải gặp nhiều khó khăn. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, với sự năng động của tập thể lãnh đạo Công ty, tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ CBCNV các phòng ban chuyên môn và các phân xưởng sản xuất, EEMC đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, chế tạo được 925 máy biến áp các loại từ 110 kV – 500 kV. Trong đó, có 04 máy biến áp 220 kV và 26 MBA 110 kV. Nổi bật là vào tháng 10/2010, trong dịp chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Công ty đã hoàn thành chế tạo 03 tổ máy biến áp (500 kV - 3 x 150 MVA). Đây cũng là máy biến áp 500 kV đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á mang nhãn hiệu EEMC, mở ra một triển vọng mới cho ngành cơ khí điện lực nước ta trong việc tự chế tạo MBA mà từ trước tới nay chúng ta vẫn phải nhập của nước ngoài, chủ động được sản xuất và bảo hành sửa chữa; giải quyết được việc làm cho lao động; giảm đáng kể giá thành so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài; tiết kiệm được nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế. Được biết, sau khi Trạm 500 kV Nho Quan – Ninh Bình hoàn chỉnh mặt bằng, máy biến áp 500 kV sẽ được lắp đặt và đưa vào vận hành trong quý III/2011. Ngoài những sản phẩm truyền thống là MBA truyền tải và phân phối, Công ty còn sản xuất hàng loạt các loại thiết bị điện bao gồm tủ điện, cầu chảy tự rơi, biến dòng, biến điện áp, cầu dao cao thế, cáp nhôm, cáp thép... phục vụ nhu cầu cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện tại các địa phương. Đánh giá về các sản phẩm MBA do EEMC sản xuất, ông Đặng Văn Thanh – Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái cho biết, hiện nay, lưới điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái hầu hết sử dụng MBA của Công ty Thiết bị điện Đông Anh, sản phẩm MBA mang nhãn hiệu EEMC đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, có tuổi thọ cao, đặc biệt là Công ty có chính sách bảo hành sau bán hàng tốt, khiến cho chúng tôi yên tâm. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo kế hoạch thì năm 2011, Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh sẽ phấn đấu đạt tổng doanh thu trên 877 tỷ đồng, với các sản phẩm chính gồm 937 MBA các loại, trong đó, có 62 MBA 110 kV, 12 MBA 220 kV, còn lại là MBA trung gian và phân phối. Tuy nhiên, do dự báo được tình hình tài chính trong nước và những biến động của thị trường diễn ra rất phức tạp, việc vay và huy động vốn trong nước và quốc tế phục vụ phát triển lưới điện toàn quốc sẽ hết sức khó khăn, ảnh hưởng tới việc duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho CBCNV trong Công ty, nên ngay từ đầu năm, lãnh đạo EEMC đã tập trung các giải pháp: Rà soát cân đối lại nguồn vật tư, nguyên liệu để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp trong từng quý; có các phương án huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn; đồng thời thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu công, hạn chế sử dụng kinh phí vào những việc chưa cần thiết; đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, tiết kiệm, nâng cao chất lượng cùng với ổn định giá thành các sản phẩm... nhằm thực hiện thắng lợi các hợp đồng đã ký kết, tạo đủ việc làm cho người lao động. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Được biết, ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030”, trong đó chỉ tính giai đoạn từ năm 2011 – 2015, lưới điện trên phạm vi cả nước sẽ phải lắp đặt 27 MBA loại 500 kV và 171 MBA 220 kV, còn từ năm 2016 – 2020 sẽ lắp đặt 31 MBA loại 500 kV và 176 MBA 220 kV. Đấy là chưa kể hàng ngàn MBA 110 kV khác để bổ sung phát triển lưới truyền tải trên phạm vi cả nước. Như vậy, nhu cầu sử dụng MBA truyền tải trong 10 năm tới là vô cùng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất cơ khí điện lực phải có đủ tiềm lực về tài chính, về chất lượng nguồn lao động, cơ sở vật chất... mới đáp ứng được nhu cầu. Đối với Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh thì nguồn vốn có thể thu xếp được, còn nguồn lao động đang là thế mạnh, bởi chất lượng đội ngũ CBCNV của Công ty đang được coi là hàng đầu ở Việt Nam. Họ không chỉ sản xuất ra nhiều chủng loại thiết bị điện, mà còn vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao về khoa học và công nghệ. Chính vì vậy mà chỉ chưa đầy 10 năm, CBCNV trong Công ty đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đi tiên phong trong sản xuất hàng loạt MBA 220 kV chất lượng cao (năm 2003) và đến nay lại tiếp tục nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công MBA 500 kV đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Cái khó khăn nhất hiện nay đối với các đơn vị sản xuất cơ khí trong nước nói chung là cơ chế. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Quang – Tổng giám đốc Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh chia sẻ, cái khó nhất hiện nay là cơ chế vay vốn nước ngoài đầu tư dự án lại có quy định, doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước không được tham gia đấu thầu. Đây có thể coi là điều kiện hết sức vô lý, vì đã bình đẳng trong các thành phần kinh tế thì phải được tôn trọng như nhau, trong khi hiện nay, nhiều doanh nghiệp vốn nhà nước chỉ còn dưới 50%, do vậy, khi vay vốn nước ngoài, các cơ quan chức năng và quản lý nhà nước cần đàm phán không coi đây là điều kiện bắt buộc. Thứ hai, cần quy định các gói thầu lớn phải dùng vốn đối ứng để sử dụng vật tư, thiết bị trong nước sản xuất, bởi hiện tại, nhiều sản phẩm trong nước chế tạo đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng, thấp về giá thành, nhưng nhà đầu tư lại bắt buộc phải mua của nước ngoài. Phải tránh tình trạng tổng thầu EPC vừa cung cấp thiết bị, vừa thi công trọn bộ, rồi gắn việc vay vốn với việc ấn định cung cấp thiết bị. Thứ ba là, cần có quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà thầu nước ngoài, bắt buộc khi cung cấp thiết bị xây dựng nhà máy thì phải cam kết bảo hành ngay tại công trình, không cho phép vận chuyển ra khỏi biên giới, để khi có sự cố thiết bị thì xử lý ngay, đảm bảo tiến độ các hạng mục cần sửa chữa, bởi lưới điện ngừng hoạt động kéo dài sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và an sinh xã hội. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chế tạo nhiều sản phẩm thiết bị điện chất lượng cao, thay thế hàng nhập ngoại, giải quyết việc làm cho công nhân, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí điện lực.<br /> </span></p> Theo: Tạp chí Công nghiệp