Sự kiện

Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương: Tăng “nhiệt” cho ngành điện

Thứ tư, 14/9/2011 | 14:30 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương, công suất 1.200 MW, vốn đầu tư 2,25 tỷ USD, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ tạo xung lực mới cho kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương và địa phương lân cận.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Rất hào hứng, phát biểu tại Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương, tổ chức vào cuối tuần qua tại Kinh Môn, Hải Dương, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, đã không giấu giếm kỳ vọng rằng, khi dự án điện có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất Việt Nam tới thời điểm này đi vào hoạt động, sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương, cũng như các địa phương lân cận.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đánh giá cao tầm quan trọng của Dự án, đặc biệt là trong tạo đột phá cho thu hút và giải ngân vốn FDI của Hải Dương, cũng như tạo đột phá trong phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho người dân địa phương, ông Quyến đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai Dự án. “Trước mắt, phải làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Dự án theo đúng quy định”, ông Quyến nói và cũng đồng thời yêu cầu chủ đầu tư, Tập đoàn Jaks Resources Berhad (Malaysia), chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đúng, đủ các cam kết về tiến độ Dự án, cũng như các cam kết trong Giấy chứng nhận đầu tư, trong các hợp đồng đã ký…</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo kế hoạch, ngay sau Lễ khởi công, Jaks Resources Berhad sẽ triển khai một loạt đầu việc để đến tháng 6/2012, hoàn tất thu xếp vốn và chính thức xây dựng nhà máy. Được xây dựng trên diện tích khoảng 300 ha, dự kiến quý IV/2016, tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương sẽ đi vào hoạt động và quý II/2017, sẽ là tổ máy số 2. Công trình sẽ vận hành như một nhà máy điện độc lập với hợp đồng mua bán điện 25 năm với EVN. Kết thúc thời hạn vận hành, Dự án sẽ được chuyển giao cho Bộ Công thương.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> “Lễ khởi công đánh dấu bước đi quan trọng trong việc triển khai Dự án. Chúng tôi sẽ thực hiện đúng những cam kết, đưa Dự án hoạt động đúng tiến độ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người dân địa phương và các tỉnh lân cận, cũng như tạo cơ hội cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong vùng”, ông Andy Ang Lam Poah, Tổng giám đốc Công ty Nhiệt điện Jaks Hải Dương khẳng định và cho biết, Jaks Resources Berhad vừa nộp khoản tiền hơn 20 triệu USD bảo lãnh ngân hàng theo hợp đồng BOT đã ký, đồng thời cũng đã nhận bàn giao lô đất đầu tiên để có thể triển khai rà phá bom mìn, san lấp mặt bằng...</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Chính thức được chấp thuận về mặt nguyên tắc để nghiên cứu, xây dựng Dự án từ tháng 9/2008,&#160; trong 3 năm qua, Jaks Resources Berhad đã rất tích cực thực hiện các bước đi cần thiết để chuẩn bị Dự án, hoàn tất các cuộc đàm phán, đặc biệt là về giá bán điện cho EVN… Rất nhanh, sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư (tháng 6/2011), Jaks Resources Berhad, vào cuối tháng 8 vừa qua, đã ký kết một loạt văn kiện để chuẩn bị cho việc triển khai Dự án, như hợp đồng BOT và bảo lãnh Chính phủ, hợp đồng thuê đất với tỉnh Hải Dương, hợp đồng mua bán điện với EVN, hợp đồng mua bán than với Vinacomin; và nay, chính thức khởi công Dự án.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bước đi nhanh, đầy quyết tâm này của nhà đầu tư Jaks Resources Berhad được Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, khi tham dự Lễ khởi công Dự án, đánh giá cao. Phó thủ tướng còn bày tỏ tin tưởng rằng, Dự án sẽ trở thành điểm sáng trong các dự án FDI tại Việt Nam.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Điều đáng nói là, việc Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương chính thức được khởi công xây dựng có thể sẽ tạo được bước đột phá mới trong việc phát triển các dự án điện BOT, vốn bị coi là nhiều&#160; “truân chuyên” trong thời gian qua. Kể từ tháng 3/2004, khi Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 được khánh thành và sau đó là Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 vào tháng 11/2005, tới nay, mới lại có thêm một dự án điện BOT được khởi công. Trong danh sách “nằm chờ” triển khai của 11 dự án điện BOT, còn có Dự án điện BOT Mông Dương 2, của AES (Mỹ), Posco Power (Hàn Quốc), CIC (Trung Quốc), vốn đầu tư 1,9 tỷ USD, cũng đang chuẩn bị các bước đi cuối cùng để có thể bước vào vạch xuất phát.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Dự án này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư cùng thời điểm với Nhiệt điện BOT Hải Dương và theo kế hoạch, lẽ ra, đã khởi công xây dựng vào tháng 7 vừa qua. Cả hai dự án điện BOT lớn này trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tất nhiên, để tới khi Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, còn cả một quãng đường dài và một khối lượng công việc khổng lồ, song việc Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương chính thức được khởi công xây dựng có thể coi là bước khởi đầu cho những sự đột phá.<br /> </span></p> Theo: Báo điện tử Đầu tư