Mở cua đường gây áp lực lên cột điện cao thế.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm HLATLĐ vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi các cấp, các ngành và Nhân dân cần nâng cao nhận thức, phối hợp với ngành Điện thực hiện đúng quy định về HLATLĐ.
8 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 11 vụ vi phạm HLATLĐ cao áp. Các hình thức vi phạm rất đa dạng như việc san lấp, đào, ủi mặt bằng gần các công trình điện làm sụt lún, sạt lở cột điện gây ra sự cố lưới điện, làm gián đoạn đến cung cấp điện cho khách hàng. Tình trạng đổ đất làm đường và tôn nền đường đã vi phạm khoảng cách pha – đất của một số đường dây là do từ khâu thiết kế, thẩm định các tuyến đường giao thông của các cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, tình trạng trộm điện, thả diều, bắt chim, buộc trâu, bò vào cột điện, tình trạng đốt nương rẫy, chặt cây đổ vào đường điện… vẫn xảy ra. Đặc biệt một số trường hợp vẫn còn xây dựng công trình trong HLATLĐ, dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn.
Đơn cử vụ việc ngày 15/7/2022, Đội Quản lý vận hành lưới điện (QLVHLĐ) cao thế Bắc Kạn thực hiện kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đường dây 110kV Bắc Kạn - Chợ Đồn đã phát hiện Công ty Cổ phần D A Thái Bình đang thực hiện thi công san gạt đất tại khu vực thôn Nà Lìu, xã Quang Thuận (Bạch Thông) gây nguy cơ đổ cột tại vị trí cột 42. Tại hiện trường, đơn vị thi công đã san gạt đất và không có biện pháp an toàn để phòng chống sạt lở đất trong quá trình thi công gây nguy cơ đổ cột.
Sau khi phát hiện sự việc vi phạm Đội QLVHLĐ cao thế đã phối hợp cùng các bên liên quan tiến hành lập biên bản hiện trường giữa chính quyền địa phương xã Quang Thuận, đơn vị thi công, đồng thời thông báo cho chủ đầu tư biết hành vi vi phạm, đề nghị chủ đầu tư, đơn vị thi công không được thực hiện tiếp tục san gạt đất, đồng thời khôi phục trả lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm. Tuy nhiên tối ngày 18/7/2022 đơn vị thi công vẫn tiếp tục thực hiện san gạt đất, không có biện pháp an toàn, không thực hiện khắc phục hậu quả, Đội QLVHLĐ cao thế đã cương quyết yêu cầu đơn vị thi công không thực hiện việc san gạt đất, sau đó đơn vị thi công đã ngừng tiến hành công việc, nhưng đến sáng ngày 19/8/2022, đơn vị thi công vẫn tiếp tục san gạt đất tại sát vị trí móng cột trên…
Thực tế cho thấy, tình trạng làm đường, san gạt ta luy gây lún sụt, sạt lở diễn ra ở nhiều vị trí. Tuy nhiên, việc phối hợp để giải quyết các điểm vi phạm HLATLĐ của một số chính quyền địa phương vào cuộc không quyết liệt, còn nể nang, né tránh; các đối tượng vi phạm thì không hợp tác, không ký biên bản, không khắc phục sự cố .... dẫn tới trạng quản lý gặp nhiều khó khăn.
Bảo vệ HLATLĐ là nhiệm vụ khó khăn, dẫn tới tình hình vi phạm HLATLĐ còn nhiều phức tạp, đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cộng đồng cơ sở thôn, xóm cần nâng cao nhận thức, phối hợp với ngành Điện tích cực tuyên truyền nhân dân thực hiện đúng quy định về HLATLĐ nhằm đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng con người, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.