Sự kiện

Xung quanh việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo!

Thứ sáu, 20/5/2011 | 08:39 GMT+7
<p style="text-align: justify;">LTS: Sau sự cố ở Nhà máy điện nguyên tử Fukushima (Nhật Bản) do động đất và sóng thần, xuất hiện một luồng ý kiến phản đối việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa hai nhà máy điện hạt nhân, khả năng phòng chống rủi ro của Việt Nam và ủng hộ mạnh mẽ chủ trương xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam để làm sáng tỏ những vấn đề cần thiết... Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc…</p>
<br /> <p style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;"> <strong>PV: </strong>Thưa ông! Có phải là nghịch lí không, khi thỉnh thoảng một sự cố trong ngành hàng không xảy ra, làm hàng trăm người đi trên máy bay thiệt mạng thì chẳng có ai tính đến chuyện… đóng cửa các sân bay, nhưng khi có trục trặc, rủi ro ở một nhà máy điện hạt nhân nào đó, thế giới lại rộ lên câu chuyện không phát triển nguồn năng lượng này nữa?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>TS Lê Văn Hồng: </strong>Hiện tượng trên đây là rất thường tình vì thông thường, hậu quả của sự cố nhà máy điện hạt nhân để lại cho con người và môi trường là rất nặng nề và kéo dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Đã thành quy luật, sau sự cố hạt nhân ở Mỹ (năm 1979), ở Liên Xô (năm 1986) và mới đây ở Nhật Bản, bao giờ cũng dấy lên ý kiến phản đối điện hạt nhân…</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;"><strong>PV: </strong>Thưa ông! Liệu có phải là một sự ám ảnh? Về tần suất, rủi ro do rơi máy bay cao hơn rất nhiều so với sự cố nhà máy điện hạt nhân. Trong thực tế, chưa có nguyên thủ quốc gia nào thiệt mạng vì rò rỉ phóng xạ nhưng đã có vài ba vị thiệt mạng vì tai nạn hàng không mà gần đây nhất là Tổng thống Ba Lan cùng phu nhân và toàn bộ quan chức Chính phủ đi cùng. Về hậu quả, thương tật để lại cho người sống sót khi máy bay bị tai nạn cũng thảm khốc không kém người nhiễm phóng xạ. Vậy thì điều gì khiến người hãi hùng điện hạt nhân? </span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>TS Lê Văn Hồng: </strong>Như trên tôi đã nói, chất phóng xạ gây hại cho con người và môi trường có loại có thời gian sống ngắn, nhưng cũng có loại có thời gian sống rất dài, hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm và đây chính là lí do để người ta lo lắng! </span></p> <p style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;"><br /> <strong>PV:</strong> Sau sự cố ở Nhà máy điện Fukushima (Nhật Bản), đã có ý kiến nên dừng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Ông có cho rằng loại ý kiến này xuất phát từ cảm tính của những người thiếu hiểu biết?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>TS Lê Văn Hồng:</strong> Tự do ngôn luận là quyền của con người! Ý kiến phản đối không chỉ có trong dân chúng mà xuất hiện cả trên một số diễn đàn trong nước và quốc tế, nên tôi không cho đó là ý kiến của những người thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, trong tâm trạng bất ổn, những người có hiểu biết vẫn có thể lật lại vấn đề mà trước đây đã tán đồng…<br /> <br /> </span><em><span style="font-size: small;"><strong>PV: </strong>Vậy thì lí do gì để chúng ta không thay đổi quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thưa ông?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>TS Lê Văn Hồng: </strong>Chúng ta lắng nghe dư luận, tham khảo thêm ý kiến của công luận và của các chuyên gia quốc theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố ở Nhật Bản, phân tích sâu sắc nguyên nhân của từng vấn đề để hoàn thiện hơn phương án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam chứ không có ý định dừng bước. Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển điện hạt nhân trên thế giới cũng chính là cơ sở cho niềm tin của chúng ta!</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;"><strong>PV: </strong>Đã thành quy luật, sau thời gian tạm lắng vì sự cố, rủi ro thì điện hạt nhân lại “bùng phát” mạnh mẽ. Xin ông nói rõ hơn về điều này?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>TS Lê Văn Hồng:</strong> Năm 1979, sau sự cố Three Mile Island, các nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ vẫn hoạt động với sự giám sát an toàn chặt chẽ hơn nhưng người Mỹ tạm dừng, không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới trong một thời gian khá dài. Năm 1986, sau sự cố Chernobyn ở Liên Xô, dư luận cả thế giới đồng loạt đòi dừng chương trình điện hạt nhân, vì vậy, một số nước đã phải “stop” các hệ thống điện hạt nhân lại. Tuy nhiên, sau đó, nhiều nước lại tiếp tục phát triển điện hạt nhân vì những ưu thế không thể chối cãi của nó. Điều đáng lưu ý là, sau mỗi lần xảy ra sự cố, các nhà khoa học lại tập trung nghiên cứu và tìm ra nhiều giải pháp mới, hiệu quả và an toàn hơn trước. Người ta mổ xẻ diễn biến vật lý, thủy nhiệt, hóa học, cơ học diễn ra trong các lò phản ứng hạt nhân xảy ra sự cố, đưa ra những ý tưởng khoa học, công nghệ mới và áp dụng nó vào thực tế nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro. Những nỗ lực trong nghiên cứu và sự tiến bộ về khoa học, công nghệ đã được các nước: Mỹ, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,… ứng dụng để phát triển nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới. Đáng chú ý là nước Pháp với 80% điện năng hiện đang sử dụng được sản xuất từ các nhà máy điện hạt nhân.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><em><span style="font-size: small;">PV: </span></em></strong><em><span style="font-size: small;">Như vậy là nhân loại đã từng có “pha tạm dừng” và “pha phát triển” sau khi xảy ra các sự cố! Tại sao Việt Nam không làm như vậy sau vụ cháy nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, thưa ông?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>&#160;TS Lê Văn Hồng: </strong>Chúng ta chưa có nhà máy điện hạt nhân để mà… dừng hoạt động! Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị để có thể khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận vào năm 2014. Khi yên tâm vào sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới đã được các nước kiểm chứng trong thực tiễn, chúng ta không dừng lại mà phải đẩy nhanh công tác chuẩn bị để đạt được tiến độ theo dự kiến vì nhu cầu điện năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam là rất cấp bách.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng cần phải nói rõ hơn là sự cố xảy ra ở nhà máy điện Fukushima&#160; được các nước nhìn nhận như tiếng chuông cảnh báo và họ có động thái tiến hành rà soát lại hệ thống điện hạt nhân của mình, chứ chưa có nước nào đóng cửa nhà máy điện hạt nhân. Với Việt Nam cũng vậy, sau khi nhận thức đầy đủ nguyên nhân gây nên sự cố ở Fukushima là do động đất, sóng thần tác động trực tiếp vào nhà máy điện đã già nua, lạc hậu với công nghệ từ thập kỉ 60-70 thì chúng ta có thêm bài học kinh nghiệm phòng chống, hoàn thiện thêm phương án bảo vệ, chứ không thay đổi chủ trương.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em><strong>PV: </strong>Sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã xảy ra cách đây hai tháng nhưng vẫn là đề tài mang tính thời sự với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là khi thông tin mây phóng xạ bay về Việt Nam. Với Viện Năng lượng ngyên tử Việt Nam thì sự kiện này được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?&#160;</em> </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>TS Lê Văn Hồng: </strong>Một mặt, chúng tôi tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lan truyền của đám mây bụi phóng xạ và thông tin kịp thời tới cơ quan chức năng. Mặt khác, các chuyên gia trong Viện được phân công nghiên cứu, mổ xẻ sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima về các khía cạnh tác động của thiên tai, thiết kế công nghệ, phương án ứng phó sự cố và một số vấn đề khác để thấy rõ hơn những mặt hạn chế của nó. Việc làm này, ngoài ý nghĩa rút ra những kinh nghiệm cần thiết còn có tác dụng củng cố niềm tin vào các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><em><span style="font-size: small;">PV: </span></em></strong><em><span style="font-size: small;">Trong thâm tâm, ông có cho rằng chúng ta đang quá mạo hiểm trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân? Niềm tin của cá nhân ông sau sự cố Fukushima như thế nào, thưa ông? </span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>TS Lê Văn Hồng: </strong>So với thế giới, chúng ta đi sau chừng nửa thế kỉ trong lĩnh vực phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhưng chính sự “đi sau” này lại là lợi thế vì chúng ta được tiếp thu, thừa hưởng thành quả khoa học và công nghệ của nhân loại.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Chúng ta có sự ổn định về chính trị, xã hội và về phát triển kinh tế, đây là một tiêu chí quan trọng để Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) quan tâm giúp đỡ Việt Nam, phát triển điện hạt nhân. Về mặt khoa học công nghệ, chúng ta đã tiếp quản, nâng công suất và vận hành lò phản ứng nguyên tử Đà Lạt của chế độ cũ để lại một cách an toàn từ khi đất nước thống nhất đến nay. Chúng ta cũng đã có những viện nghiên cứu triển khai có hiệu quả việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế… Về mặt nhân lực, đội ngũ cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn là vốn quý để chúng ta có thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Những yếu tố kể trên cho thấy chúng ta không hề mạo hiểm nhưng tôi cho rằng, muốn đảm bảo đúng tiến độ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2014 để năm 2020 phát điện phục vụ sản xuất, đời sống thì việc đào tạo nhân lực, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ hạt nhân và công tác tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ hiệu quả của nhà máy điện hạt nhân cần được đầu tư, triển khai mạnh mẽ hơn nữa.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong><em>PV: </em></strong><em>Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này… </em><br /> </span></p> Phương Đông (Thực hiện)