Chủ động trong nguồn cung năng lượng có thể giúp Triều Tiên đỡ nhạy cảm với trừng phạt. (Nguồn: AP)
Triều Tiên thiếu điện đang hướng tới hai nguồn năng lượng thay thế đầy tham vọng - năng lượng thủy triều và nhiên liệu tổng hợp từ than – điều có thể cải thiện đáng kể mức sống cũng như giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu.
Tìm kiếm một nguồn năng lượng lâu dài mà không dễ bị trừng phạt từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu của các quan chức Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã thông qua bài phát biểu năm mới của mình vào tháng trước để kêu gọi nước này "tăng cường sản xuất điện", và đã chỉ ra ngành khai thác than là một "mặt trận chính trong việc phát triển nền kinh tế tự hỗ trợ". Về lâu dài, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng nguyên tử, gió và thủy triều.
Thay thế dầu mỏ
Do chưa thể sớm phát triển năng lượng nguyên tử, nên quốc gia khan hiếm năng lượng này đang phát triển công nghệ khí hóa than đá thành nhiên liệu động cơ. Triều Tiên cũng đang xem xét sử dụng các tua-bin tạo ra điện để khai thác sức mạnh của thủy triều.
Than và thủy điện là nguồn năng lượng chính của Triều Tiên. Nước này nhập khẩu gần như tất cả dầu và chế phẩm từ dầu từ Trung Quốc. Ngoài ra, các tấm pin mặt trời cũng có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi, từ ban công đô thị đến các tòa nhà nông thôn và các cơ sở quân sự. Gió vẫn là một nguồn năng lượng rất nhỏ.
Việc Bình Nhưỡng đổi mới tập trung vào các lựa chọn thay thế dầu nhấn mạnh những gì một số nhà quan sát nước ngoài tin là hai trong số tấm bài cược tốt nhất dài hạn của họ.
Kim Jong Il, người cha quá cố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cố giành được sự hỗ trợ quốc tế để phát triển năng lượng hạt nhân vào những năm 1990 trước khi Triều Tiên cuối cùng đã chọn phát triển vũ khí hạt nhân. Điều đó đã thúc đẩy một số lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất từng được Liên Hợp Quốc áp dụng đối với nước này, khiến tình hình năng lượng của họ càng trở nên bấp bênh.
Nhưng than là thứ mà Triều Tiên có rất nhiều.
Than được sử dụng để cung cấp cho các nhà máy và nhà máy nhiệt điện, sưởi ấm nhà cửa và làm phân bón và thậm chí là một loại vải, được gọi là Vinylon. Những chiếc xe tải chạy chậm nhả ra nhiều khói vì sử dụng năng lượng khí hóa từ than củi đang phổ biến ở vùng nông thôn Triều Tiên. Than không thường được coi là một sản phẩm thay thế tốt cho dầu vì chuyển đổi nó thành dạng lỏng không hiệu quả và tốn kém.
Nhưng với các lựa chọn hạn chế của Triều Tiên, công nghệ này dường như đang được lựa chọn.
Theo một nghiên cứu gần đây của của David von Hippel và Peter Hayes cho Viện Nautilus, sản lượng của một hệ thống khí hóa được thiết kế cho Nhà máy hóa chất Bắc Sunchon, phía bắc Bình Nhưỡng, có thể mang lại lượng nhiên liệu tổng hợp chiếm khoảng 10% nguồn cung xăng dầu gần đây của Triều Tiên. Nghiên cứu được trích dẫn như một trong những nguồn tin mà tờ Nhật báo phố Wall sử dụng.
Cơ sở này được cho là một trung tâm của tiến trình sử dụng công nghệ C-1, sử dụng than để tạo ra một loại khí dùng để sản xuất nhiên liệu tổng hợp, hóa chất công nghiệp và phân bón.
Giờ đây, Trung Quốc đã giảm nhập khẩu than từ Triều Tiên theo các lệnh trừng phạt, nên có sẵn nhiều than hơn để khí hóa.
"Dự án này dường như mang lại lợi ích đáng kể cho DPRK (Triều Tiên-pv), về mặt cung cấp nhiên liệu để bù đắp cho việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ bị giảm theo lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua trong hai năm qua mặc dù dự án sẽ không thay thế hoàn toàn được lượng nhiên liệu nhập khẩu", họ đã viết trong báo cáo.
Tiềm năng từ năng lượng tái tạo
Sự quan tâm của Triều Tiên đối với năng lượng thủy triều cũng phản ánh mong muốn thực tế khai thác các tài nguyên hiện có.
Glyn Ford, cựu thành viên của Nghị viện châu Âu có nhiều kinh nghiệm về vấn đề Triều Tiên, cho biết ông đã có nhiều cuộc thảo luận với các quan chức Triều Tiên về năng lượng thủy triều và thậm chí đã giúp sắp xếp một chuyến tham quan học tập cho họ đến một cơ sở ở Hoa Kỳ một thập kỷ trước. Ông nói rằng họ đã cố gắng mời các chuyên gia đến Triều Tiên.
Đất nước này hoàn hảo để khai thác sức mạnh thủy triều.
Phần lớn của Bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên có một nguồn năng lượng thủy triều phong phú, ông Ford cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Có một số nghiên cứu chi tiết về tiềm năng ở Hàn Quốc và các tài nguyên tương tự cũng được khai thác ở phía bắc Khu phi quân sự (Triều Tiên-pv).
Nhà máy điện thủy triều hoạt động lớn nhất thế giới, nằm gần thành phố Ansan của Hàn Quốc. Nó mở cửa vào năm 2011 và sản xuất g đủ năng lượng để hỗ trợ một thành phố 500.000 dân.
Ông Kim Jong Un đã thể hiện một xu hướng mạnh mẽ trong việc huy động quân đội triệu người của mình vào các dự án lớn. Và Triều Tiên đã cho thấy nó có khả năng xây dựng một dự án nhà máy điện thủy triều.
Một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của Triều Tiên là Đập nước biển Tây khổng lồ, được hoàn thành vào năm 1986 với chi phí 4 tỷ USD. Con đập này gần thành phố Nampo, cách cảng khoảng một giờ lái xe, đi qua cửa sông Taedong. Nó giúp kiểm soát lũ lụt và giảm lượng muối thấm từ đại dương, làm tăng số lượng và chất lượng đất trồng trọt.