Phóng sự ảnh

Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X: EVN luôn đi trước một bước đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế đất nước và đời sống xã hội

Thứ năm, 10/12/2020 | 11:44 GMT+7
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư nguồn và lưới điện, luôn đi trước một bước đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế đất nước và đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh – quốc phòng biên giới, hải đảo. 
 
 
Sản lượng điện hàng hoá cung cấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, tăng từ 85,4 tỷ kWh năm 2010 lên mức 209,77 tỷ kWh năm 2019; tốc độ tăng điện thương phẩm bình quân hàng năm là 10,86%/năm, tăng gấp hơn 1,71 lần so với tăng trưởng GDP; điện thương phẩm bình quân trên người dân đến cuối năm 2019 đạt 2.174kWh/người/năm, tăng 2,21 lần so với năm 2010 (982,7kWh/người/năm). 
 
Giai đoạn 2010-2019, Tập đoàn đưa vào vận hành 21 dự án nguồn điện với tổng công suất 17.120MW; hoàn thành đóng điện 1.936 công trình lưới điện từ 110-500 kV với tổng chiều dài đường dây 8.290 km, tổng công suất các trạm biến áp 26.123MVA, đảm bảo đấu nối, truyền tải công suất phát các nguồn điện. Đồng thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đầu tư đưa điện về nông thôn, miền núi góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện cam kết của Chính phủ đối với quốc tế về mục tiêu thiên niên kỷ xóa đói, giảm nghèo. 
 
EVN vinh dự là một trong 28 tập thể được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" thời kỳ đổi mới giai đoạn 2009 – 2019. 
 
Công ty Truyền tải điện 3 áp dụng công nghệ mới vệ sinh sứ khi đường dây đang mang điện.
 
Vệ sinh sứ hotline tại trạm biến áp 500kV Vĩnh Tân.
 
Kiểm tra, vận hành đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Quảng Bình.
 
Điện lưới quốc gia đã được đưa ra huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
 
Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 1 do EVN làm chủ đầu tư vừa được đưa vào vận hành tháng 10/2020.
 
EVN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác quản lý vận hành hệ thống điện.
 
Công ty Điện lực Quảng Ninh phục vụ khách hàng các dịch vụ về điện tại Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh.
 
EVN đã hoàn thành việc tiếp nhận và bán điện trực tiếp tại 11/12 huyện đảo với tổng chi phí hơn 7.500 tỷ đồng (Hệ thống điện mặt trời trên nhà giàn DK1).
 
Một góc Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận).
 
Nhà máy điện mặt trời nổi trên lòng hồ thủy điện Đa Mi (Bình Thuận).
 
Thủy điện Sơn La có công suất lớn nhất Đông Nam Á được đưa vào vận hành sớm 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội.
 
Công tác dịch vụ khách hàng chuyển biến vượt bậc, đã cung cấp dịch vụ điện trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm ASEAN 4.
 
Hướng dẫn bà con dân tộc tỉnh Lào Cai sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
 
Trạm biến áp 500kV Dốc Sỏi đang được thi công mở rộng để đấu nối với đường dây 500kV mạch 3.
 
Điều khiển, vận hành lưới điện tỉnh Bình Định tại Trung tâm điều khiển SCADA.
 
Dây chuyển sản xuất công tơ điện tử thuộc Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Tổng Công ty Điện lực miền Trung là 1 trong 8 doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải vàng chất lượng Quốc gia năm 2018.
 
Thi công dự án nâng công suất trạm biến áp 500kV Vĩnh Tân (Bình Thuận).
 
Trạm biến áp 500kV Tân Định cung cấp điện phát triển công nghiệp khu vực tỉnh Bình Dương.
 
Đội Quản lý vận hành Hệ thống điện Nhơn Châu lắp đặt công tơ cho khách hàng dùng điện trên đảo Nhơn Châu (Bình Định).
 
Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ).
 
Hầu hết các trạm biến áp 110kV của EVN đã được chuyển đổi sang mô hình trạm không người trực (Trạm biến áp 110kV Thanh Xuân, Hà Nội).
 
Một góc Trung tâm Nhiệt điện Phú Mỹ.
 
Ngọc Hà