Lá cờ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tung bay trước trụ sở cơ quan ở Viên, Áo vào ngày 4/3/2019.
Hạt nhân hiện là nguồn điện carbon thấp lớn thứ hai thế giới, đứng sau thủy điện và chiếm 10% sản lượng điện toàn cầu. Nhưng các hạm đội hạt nhân ở Mỹ và châu Âu có tuổi thọ trung bình hơn 35 năm và nhiều trong số 452 lò phản ứng hạt nhân của thế giới theo dự báo sẽ đóng cửa vì khí rẻ và yêu cầu an toàn chặt chẽ hơn khiến việc vận hành chúng không tạo ra kinh tế.
“Nếu không có thay đổi chính sách, các nền kinh tế tiên tiến có thể mất 25% công suất hạt nhân vào năm 2025 và 2/3 trong số đó vào năm 2040”, IEA viết trong báo cáo lớn đầu tiên về năng lượng hạt nhân trong hai thập kỷ.
Trong 20 năm qua, công suất gió và mặt trời đã tăng thêm 580 gigawatt (GW) ở các nền kinh tế tiên tiến. Tuy nhiên, IEA ước tính 36% nguồn năng lượng sạch trong cung cấp năng lượng toàn cầu năm 2018 tương tự như 2 thập kỷ trước vì sự suy giảm hạt nhân.
“Để bù đắp sự suy giảm hạt nhân theo dự báo trong hai thập kỷ tới, đầu tư tái tạo sẽ phải tăng gấp 5 lần, nhưng điều đó không chỉ tốn kém, mà còn gây ra sự phản đối trong cộng đồng và cần đầu tư lưới điện lớn”, IEA cho biết.
Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết trên webcast rằng IEA không yêu cầu các quốc gia đã loại bỏ hạt nhân xem xét lại, nhưng cho rằng các quốc gia quyết định giữ hạt nhân nên nỗ lực hơn để hỗ trợ ngành này.
Birol cho biết bản chất carbon thấp của hạt nhân và vai trò của nó trong an ninh năng lượng hiện chưa đủ giá trị để các nhà máy hạt nhân hiện tại hoạt động có lợi nhuận và các dự án hạt nhân mới đã bị ảnh hưởng bởi chi phí vượt mức.
“Nếu không có hành động để hỗ trợ nhiều hơn cho năng lượng hạt nhân, những nỗ lực toàn cầu để chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng sạch hơn sẽ khó khăn hơn”, ông Birol nhấn mạnh.
Ông cho rằng mặc dù năng lượng tái tạo là chìa khóa để đáp ứng các mục tiêu bền vững, nhưng sẽ rất khó để đạt được các mục tiêu đó mà không có hạt nhân.
Giám đốc Thị trường và An ninh Năng lượng của IEA, Keisuke Sadamori cho biết việc xây dựng năng lượng gió và mặt trời mới tốn kém hơn nhiều so với việc kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hiện tại, đòi hỏi đầu tư từ 500 triệu - 1 tỷ USD mỗi công suất.
Nhiều lò phản ứng của Mỹ có tuổi thọ kéo dài đến 60 năm từ 40 năm trước đó. Nhà sản xuất và phân phối điện EDF của Pháp cũng muốn kéo dài tuổi thọ các lò phản ứng hạt nhân của họ.