Kết quả ngoài sức mong đợi
Thực tế nguồn nguyên liệu này đã được tiến hành phát triển bảy năm trước tại Braxin. Năm 2001 Braxin đã gặp phải một vài trận hạn hán, ảnh hưởng tới thuỷ điện, nguồn năng lượng chiếm 87% tổng lượng điện quốc gia. Đối mặt với nguy cơ thiếu điện trên diện rộng, chính phủ bắt tay thực hiện dự án sử dụng điện hiệu quả, theo đó khách hàng nào có thể cắt giảm lượng điện tối đa sẽ được nhận thưởng còn ai không thực hiện dự án sẽ bị phạt nặng.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Năng lượng Quốc tế, Braxin giảm lượng tiêu thụ điện với con số đáng ngạc nhiên 20% mỗi tháng. Con số giảm thiểu này lớn hơn rất nhiều so với những gì mà các nước công nghiệp đạt được khi họ cũng buộc phải giảm số lượng điện vì các trường hợp khẩn cấp. Một điều đáng nói nữa đó là việc giảm thiểu này không hề gây ra một tác động xấu nào tới nền kinh tế.
Tuy nhiên một điều đáng ngạc nhiên hơn nữa vẫn đang đợi các nhà làm luật vào năm 2002, sau khi hạn hán đi qua và chính phủ tạm dừng chế độ thưởng phạt. Đi ngược với những gì mong đợi, lượng tiêu thụ điện không hề quay lại như trước đây. Sự thật là phải mất bốn năm lượng tiêu thụ điện của Braxin mới tăng trở lại như trước năm 2000.
Theo ông Arnaldo Vieira de Carvalho, chuyên gia năng lượng tái sinh tại IDB cho biết “ mọi người thấy rằng họ có thể sử dụng ít điện mà vẫn sống thoải mái vì thế họ lựa chọn việc tiếp tục tiết kiệm điện” . Thực chất, Braxin đã chứng minh được rằng việc tình nguyện đã thay đổi lối suy nghĩ của người dân, kết hợp với những đầu tư cho các sáng kiến về dụng cụ tiết kiệm điện, có thể mang đến sự tiết kiệm hết sức to lớn mà không cần tác động tới tài sản của nhân dân hay tăng trưởng kinh tế.
Thích hay không thích
Trong khi công nghiệp etanol của Braxin được xem như một ngành công nghiệp lớn mạnh nhất thế giới nhưng thành quả mà nó đạt được trong công cuộc tiết kiệm điện dường như hiếm khi được các phương tiện truyền thông đề cập tới.
Một phần là vì hiệu quả trong sử dụng điện luôn là vấn đề điển hình. Các cử tri thì luôn liên kết các chương trình hiệu quả với việc thiếu năng lượng do vậy các nhà chính trị luôn có xu hướng bỏ qua chủ đề này. Trong những cuộc chiến công cộng, hiệu quả thường bị bỏ qua với những câu trả lời qua loa cho vấn đề mà thực chất cần giải pháp cứng rắn. Đứng trước sự lựa chọn giữa thực hiện một kế hoạch năng lượng mới hay cải thiện chương trình tiết kiệm điện, hầu hết các nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn cái thứ nhất dù nó có là cái hiệu quả nhất hay không.
Điều đó có thể sẽ thay đổi
Với giá dầu hơn 100USD/ thùng, nguồn khí thiên nhiên ngày càng hiếm và những vụ hạn hán mới đang đe doạ sản xuất thuỷ điện, một số nước Mỹ Latinh một lần nữa đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng. Braxin. Chile và Achentina đang chịu áp lực khi phải đảm bảo lượng điện và khí đốt sẽ tăng mạnh trong những tháng mùa đông tới.
Ngược lại với việc thiếu năng lượng thời gian trước mà vẫn được cho rằng là do những nhân tố ngắn hạn, nhiều nhà phân tích hiện nay tin rằng sự thiếu hụt năng lượng sẽ là vấn đề dài hạn. Hai lí do cơ bản đó là tăng trưởng kinh tế đều đặn tại các nền kinh tế đang phát triển và sự khó khăn trong khai thác các nguồn năng lượng hoá thạch mới.
Các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê chính là ví dụ cho những xu hướng mới này. Nhu cầu năng lượng tăng ở mức kỷ lục trong vòng năm năm qua. Ví dụ tại Chilê đã tăng 7% riêng năm 2007.
Nhưng ngoại trừ Braxin vì gần đây nước này đã phát hiện ra một nguồn năng lượng dưới lòng đất rất quan trọng, việc sản xuất khí thiên nhiên và dầu mỏ tại khu vực này vẫn rất trì trệ và đang trên đà đi xuống. Theo hầu hết các nhà phân tích chi phí cho việc khai thác cũng như đầu tư trang thiết bị khai thác nguồn khoáng sản mới thấp hơn rất nhiều so với những nhu cầu cần thiết. Mặc dù các khu vực này có tiềm năng về thuỷ điện nhưng việc xây dựng đập thuỷ điện rất đắt đỏ lại mất nhiều thời gian và bị các nhà môi trường phản đối ngày càng nhiều. Các nguồn năng lượng tái sinh như khí sinh học, năng lượng gió và năng lượng mặt trời ngày càng được phát triển nhưng chúng cũng chỉ đáp ứng lượng nhỏ nhu cầu năng lượng của toàn khu vực.
Trong khi đó giá năng lượng cao ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế, đặc biệt tại những nước nhập khẩu chủ yếu nguồn năng lượng của họ. Tại Trung Mỹ, khu vực phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu năng lượng, đơn giá dầu đã tăng gấp đôi từ năm 1998 đến 2004 ước lượng theo GDP. Không một ngành hay một dịch vụ nào không chịu tác động từ điều này. Ví dụ tại Nicaragua, các nhà cung cấp vệ sinh và nước sạch bị ảnh hưởng mạnh do giá điện quá cao mà họ sử dụng để chạy máy bơm. Giá thực phẩm cũng tăng ở khắp nơi do giá năng lượng cao kết hợp với giao thông và quá trình chế biến.
Đối mặt với tình trạng khẩn cấp
Tất cả những điều này đã buộc các chính phủ trong khu vực phải cân nhắc lại những giải pháp mang tính tạm thời cũng như các giải pháp lâu dài nhằm hạn chế nhu cầu năng lượng.
Và Braxin đã phát hiện ra rằng những giải pháp đó có thể có những tác động tốt hơn so với mong đợi. Năm ngoái, Viện Toàn cầu McKinsey đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu với tiêu đề “ Hạn chế tăng trưởng trong nhu cầu về năng lượng: Cơ hội cho khả năng sản xuất trên toàn cầu”. Bản báo cáo kết quả nghiên cứu đã đưa ra một kết luận rất đơn giản nhưng rất sắc bén. Các tác giả cho biết việc tăng nhu cầu năng lượng có thể giảm đi một nửa mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, đơn giản bằng cách tăng sức sản xuất năng lượng thông qua các biện pháp bảo vệ toàn diện trong đó có việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ kĩ thuật hiện có.
Việc điều tra này là một sự nhắc nhở cho khu vực Mỹ Latinh. Ví dụ như tại Mêhico, nhu cầu dùng điện sẽ tăng khoảng 5,6%/năm từ nay cho tới năm 2013, việc tăng trưởng này mạnh hơn rất nhiều so với tăng trưởng kinh tế theo dự đoán. IDB đánh giá rằng để đáp ứng được nhu cầu đó Mêhicô cần phải đầu tư 5,5 tỷ đôla/ năm cho khả năng sản xuất năng lượng mới. Nếu như đề xuất của nghiên cứu McKinsey được thực hiện tại Mêhicô, nước này có thể tiết kiệm được hơn 2 tỷ đôla mỗi năm cho sản xuất năng lượng mới.
Chính quyền Mêxicô đã tự nhận thấy cái thực tế này. Chính phủ đã cho thành lập Uỷ ban tiết kiệm năng lượng quốc gia( viết tắt CONAE) năm 1989, và một năm sau đó họ cũng thành lập Quỹ hỗ trợ hiệu quả năng lượng về ngành Điện lực nhằm tiến hành những chương trình cơ bản cho một số ngành đặc biệt như công nghiệp nhẹ và công nghiệp cơ khí.
Năm 1997, IDB phê chuẩn 23 triệu đôla nhằm giúp đỡ FIDE thực hiện chương trình cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho ngành công nghiệp và thương mại. Chương trình này đã sử dụng phương pháp hạ giá sản phẩm nhằm giúp những người bán lẻ máy phát điện, máy nén khí tạo hiệu quả cho thị trường, đồng thời chương trình này cũng hỗ trợ kinh phí cho hàng loạt những quy định khác nhau như phát triển tiêu chuẩn cũng như nhãn mác sản phẩm cho các loại dụng cụ. Mặc dù nó là dự án hoa tiêu, chương trình đã mang lại những kết quả đầy ấn tượng: trong suốt sáu năm đầu thực hiện, theo đánh giá nó đã tiết kiệm được 5274 gigawat giờ điện- đủ để cung cấp cho hơn hai triệu hộ gia đình mỗi năm. Dự án cũng đã tránh được tổn thất khoảng bốn triệu tốn CO2 trong suốt thời gian qua.
Braxin và Chilê cũng thực hiện chương trình bảo tồn năng lượng cùng nhhờ vào những kết quả đã đạt được. Và hiện nay, các nước như Achentina và Uruguay đang dốc sức vào những kế hoạch nhằm cải thiện việc sử dụng những bóng đèn compact và các kĩ thuật tiết kiệm năng lượng khác.
Vieira de Carvalho của IDB cho biết “Những sản phẩm thay thế khá rõ ràng. Bạn sẽ phải chi phí rất nhiều cho việc cố gắng tăng khả năng cung cấp năng lượng để tránh mất điện tạm thời hoặc bạn có thể chỉ phải chi phí rất ít để có thể đạt được kết quả tương tự mà hiệu quả lại cao hơn”
Braxin đã chứng minh được rằng một nước đang phát triển cũng có thể sử dụng những biện pháp bảo tồn phức tạp nhằm tránh khỏi khủng hoảng về năng lượng. Câu hỏi hiện nay đặt ra đó là liệu khu vực này sẽ sử dụng những biện pháp tương tự để đạt được an ninh năng lượng dài hạn hay không.
Ngày nay đề xuất thay đổi khí hậu và năng lượng bảo tồn của IDB đang hỗ trợ tài chính cho chương trình bảo tồn năng lượng cho khu vực này.