Lý giải bài toán đầu tư điện mặt trời trong thời Covid-19

Thứ hai, 20/4/2020 | 10:11 GMT+7
Covid-19 đã làm đảo lộn xu hướng phát triển chung của thế giới. Hầu hết mọi ngành kinh doanh đều trở nên tê liệt, ngân hàng “thừa tiền” cho vay, nhà đầu tư “im lặng” quan sát thị trường chìm trong “biển đỏ”. 


Dự án điện mặt trời áp mái 4,65 kWp tại một gia đình ở Hà Nội

Thế nhưng một số ý kiến cho rằng, đây là thời điểm nên đầu tư vào điện mặt trời mái nhà, một kênh “bảo toàn” tài sản và sinh lời hiệu quả.

Điện mặt trời “an toàn” trong “cơn bão” Covid-19
 
Theo nghiên cứu độc lập của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 6/2020, chỉ còn 14,9% doanh nghiệp duy trì được hoạt động, 46,6% doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm quy mô, 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động…
 
Với những số liệu dự đoán trên, kênh đầu tư chứng khoán được xem là khá rủi ro hiện nay khi kinh tế Việt Nam cũng như thế giới chìm trong “biển đỏ”. Trong khi đó, để hạn chế dịch Covid-19 bùng phát, các nước buộc phải thi hành lệnh “bế quan tỏa cảng”, việc giao thương bị ảnh hưởng mạnh mẽ.
 
Hệ lụy này kéo theo sự suy thoái của cả kênh bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, thuê và cho thuê do ảnh hưởng chung từ thị trường du lịch Việt Nam. Như vậy, việc gửi tiền vào các kênh đầu tư truyền thống được xem là khá “rủi ro” ngay cả khi Việt Nam có thể kiểm soát được sự bùng phát của Covid-19.
 
Trong khi đó, người dân vẫn phải sinh hoạt hằng ngày và phụ thuộc vào điện khá nhiều. Ông Bùi Trung Kiên – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) cho biết, việc sử dụng điện sinh hoạt tăng nhiều hơn những năm trước do ảnh hưởng dịch khiến học sinh nghỉ học dài ngày, người dân hạn chế ra đường. Còn theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tháng 3 năm nay tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng Hà Nội tăng 17% và TP HCM tăng 13% so với cùng kỳ 2019.
 
Như vậy, nếu đầu tư vào điện mặt trời, người dân đã có thể tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn trong giai đoạn “cách ly” vì dịch Covid-19. Mới đây, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 13), trong đó “chốt” giá bán điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh, áp dụng cho các hệ thống vận hành thương mại sau ngày 30/6/2019 đến trước 31/12/2020. Quyết định được ban hành ngay trong “tâm bão” Covid-19 khiến nhiều nhà đầu tư có thêm niềm tin vào mảng năng lượng sạch này.
 
Đầu tư điện mặt trời: Hàng Việt lên ngôi
 
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các nước hạn chế thông quan, những doanh nghiệp điện mặt trời có nhà máy sản xuất tại Việt Nam đang sở hữu lợi thế “sân nhà” để phục vụ người tiêu dùng trong nước. Đại diện Công ty Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK), bà Nguyễn Ngọc Quỳnh – Giám đốc Khối Kinh doanh cho biết: “Đa phần các tấm pin mặt trời được nhập khẩu nước ngoài nên việc hạn chế giao thương khiến thị trường điện mặt trời càng trở nên “nóng” hơn trong mùa dịch này. Để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, trong tháng 3 vừa rồi, điện mặt trời BigK đã ra mắt thêm 2 dòng sản phẩm mới là BigK Basic và BigK Advance. Với giá mua điện mới từ Chính phủ, một hộ gia đình lắp hệ thống 4 kWp BigK Basic sẽ hoàn vốn trong khoảng 4,7 năm, so với thời gian hoàn vốn là 4,9 năm trong thời điểm lắp đặt vào năm 2019”.
 
Điện mặt trời áp mái được xem là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào mùa nắng nóng cao điểm, đặc biệt là sau khi có thông báo công bố giá bán điện mới nhất, khá nhiều người dân quan tâm tìm hiểu lắp đặt điện mặt trời áp mái. Người dân cũng quan tâm lựa chọn giải pháp của thương hiệu Việt, đã có nhà máy tại Việt Nam, đáp ứng tốt được vấn đề bảo hành sản phẩm, hệ thống trong thời điểm dịch bùng nổ.
 
Anh Nguyễn Đình Chiến – ngụ quận ở Tân Bình, TP HCM cho biết: “Theo dõi điện mặt trời đã lâu nhưng đến khi Chính phủ chốt giá bán điện, cộng thêm tiền điện phát sinh cao trong mùa dịch nên tôi quyết định lắp luôn. Tôi cũng có nghe nói bên điện lực sẽ giảm 10% giá điện trong mùa dịch, áp dụng dưới 300 kWh/tháng. Nhà tôi trung bình dùng đến 600 kWh điện, nên với việc lắp điện mặt trời BigK 3kWp, tôi hy vọng tháng sau sẽ giảm được hơn 300 kWh điện, số điện còn lại này cũng sẽ nhận được sự giảm giá của điện lực nên sẽ đỡ hơn rất nhiều”.
 
Dự án 5,5 kWp tại một gia đình ở Khánh Hòa

Theo thông tin từ Quyết định 13, hiện chỉ còn chưa đầy 8 tháng để người dân được hưởng giá bán điện với mức 1.943 đồng/kWh. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy mức giá bán điện sẽ ngày càng giảm khi điện mặt trời trở nên phổ biến hơn, trong khi dịch Covid-19 chưa biết khi nào mới kết thúc, nên đây được xem là thời điểm thích hợp để đầu tư vào nguồn năng lượng sạch này.
 
Như vậy, nếu đầu tư vào điện mặt trời, người dân đã có thể tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn trong giai đoạn “cách ly” vì dịch Covid-19. Mới đây, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 13), trong đó “chốt” giá bán điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh, áp dụng cho các hệ thống vận hành thương mại sau ngày 30/6/2019 đến trước 31/12/2020. Quyết định được ban hành ngay trong “tâm bão” Covid-19 khiến nhiều nhà đầu tư có thêm niềm tin vào mảng năng lượng sạch này.

Link gốc
Theo: Ánh sáng & Cuộc sống