Ảnh minh họa.
Miền Bắc đang trong mùa xuân, khoảng thời gian nồm ẩm nhất trong năm, độ ẩm vào khoảng trên 90%, rất có hại cho hầu hết các thiết bị điện tử vốn nhạy cảm với sự ẩm ướt do dễ bị hỏng hóc vi mạch, lỗi phóng điện chập cháy, các chi tiết kim loại cũng bị gỉ sét ăn mòn.
Với một số thiết bị đặc thù như ống kính có thể gây mốc, rễ tre hay hệ thống loa bị ẩm màng loa làm sụt giảm đáng kể chất lượng âm thanh.
Tránh các nơi bị ẩm nhất trong nhà
Để bảo quản đồ điện tử trong thời tiết nồm ẩm, bạn nên chú ý đặt các vật dụng cách xa những nơi có thể gây đọng nước như sàn nhà, tường, mặt kính…
Tivi, loa, máy tính... không nên đặt trực tiếp trên mặt sàn, nếu để sát tường bạn nên tạo khoảng cách 10cm để không khí có thể lưu thông, đồng thời giúp các thiết bị này tản nhiệt tốt hơn.
Duy trì sử dụng
Kể cả khi không có nhu cầu bạn cũng nên bật tivi, máy nghe nhạc, loa... mỗi ngày một lần và mỗi lần khoảng 10-15 phút. Điều này giúp các thiết bị điện tử tự sản sinh nhiệt, hạn chế được tình trạng đọng nước.
Hoặc thay vì ngắt hẳn nguồn, bạn có thể để thiết bị điện tử ở chế độ chờ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi ở chế độ chờ, các thiết bị này không tắt hẳn, điều này cũng giúp sinh nhiệt và đặc biệt là tiết kiệm điện năng so với việc phải bật các thiết bị khi bạn không có nhu cầu.
Đóng cửa và bật điều hòa
Nhiều người có quan niệm sai lầm là khi thời tiết nồm ẩm bật quạt và mở cửa sổ là có thể giảm bớt tình trạng này. Tuy nhiên, nếu làm vậy tình trạng nồm ẩm càng trầm trọng và các thiết bị điện tử càng có nguy cơ hỏng hóc, hư hại. Cách tốt nhất là bạn nên đóng cửa và dùng chế độ hút ẩm của máy điều hòa.
Mỗi ngày nên thực hiện điều này 1,2 lần, mỗi lần 10-15 phút. Đây là cách khắc phục nồm ẩm hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất.
Sử dụng các thiết bị chống ẩm
Đối với các thiết bị máy ảnh thì bạn nên trang bị một tủ chống ẩm chuyên dụng. Tủ nên có dung tích lớn bởi ngoài bảo quản máy ảnh, lens…bạn có thể bảo quản các giấy tờ quan trọng, điện thoại, máy tính bảng…
Nên để tủ chống ẩm trong điều kiện độ ẩm khoảng 30 - 55%. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên bảo quản trong môi trường quá khô vì sẽ ảnh hưởng đến chi tiết máy.
Để gần các thiết bị thường xuyên hoạt động khác
Khi bạn thường xuyên xem tivi hoặc bật máy tính để bàn thì việc mà để các thiết bị điện tử nhỏ phía trên hoặc ngay gần cạnh, điều đó cũng là một cách bảo quản khá tốt. Hơi ấm từ thiết bị này cũng giúp không khí ở ngay xung quanh đó khô và an toàn hơn.
Vệ sinh thiết bị điện tử thường xuyên để tránh ẩm mốc
Với mục đích là đảm bảo an toàn cho tivi vào mùa mưa, thì bạn nên nên thường xuyên kiểm tra và dùng khăn khô để lau tivi, và nhất là ở các mối nối, giắc cắm. Khi bạn phát hiện gỉ sét và không thể lau sạch, thì bạn hãy nên thay giắc mới. Tivi phải được đảm bảo trong tình trạng khô ráo và sạch sẽ.
Các đầu giắc cắm, ở các khớp nối kim loại hay ốc vít đều là những vị trí rất dễ bị độ ẩm gây gỉ và sét nên cần được lau khô thường xuyên. Nếu đã bị gỉ thì bạn dùng giẻ có thấm cồn để lau sạch. Với các loại thiết bị có nắp đậy và dễ dáng tháo lắp thì có thể mở ra và dùng máy sấy thổi khô (chỉ sử dụng ở mức sấy nhẹ tránh gây nóng hỏng mạch).
Bố trí dây điện, ổ cắm điện ở vị trí cao, tránh đặt quá thấp
Vào trời mưa, nếu nguồn điện mà gặp độ ẩm, và luôn ẩn chứa những nguy cơ tai nạn cho cả tivi lẫn người dùng. Tuy nhiên, thì nhiều gia đình hiện nay vẫn duy trì thói quen để ổ cắm điện ở vị trí thấp và tiện cho việc sử dụng.
Thói quen này thì vào mùa khô thì an toàn và nhưng trong thời tiết mùa mưa bão thì cũng có thể gây tai nạn. Do đó, tốt nhất là khi vào mùa mưa, bạn không nên cắm tivi vào ổ điện ở dưới thấp, mà hãy dùng ổ điện đặt ở nơi cao và khô ráo.
Ngoài ra, thì nếu gia đình bạn sử dụng các đường dây điện ngầm chạy bên trong tường, thì cũng nên chú ý vấn đề này. Và nếu tường nhà bạn có hiện tượng ẩm hoặc thấm nước, tuyệt đối hãy đừng cắm tivi hay bất kì thiết bị điện nào vào ổ điện trên tường.