Mô hình trang trai nông nghiệp kết hợp điện mặt trời mái nhà ngày càng được phát triển rộng rãi

Thứ năm, 27/8/2020 | 10:15 GMT+7
Mới đây, Vũ Phong Solar đã ký kết hợp đồng và tiến hành khởi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho 3 dự án trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời mái nhà của 3 đối tác tại Dầu Tiếng, Bình Dương. 
g-nghiep-ket-hop-dien-mat-troi-ap-mai-2
Dự án điện mặt trời kết hợp nông nghiệp tại Văn Lâm, Thuận Nam, Ninh Thuận do Vũ Phong Solar thi công

Tại mỗi dự án, chủ đầu tư sẽ trồng nấm ở bên dưới, bên trên mái sẽ lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời để giảm nhiệt độ cho trang trại nấm và tối ưu chi phí sử dụng điện.
 
Mỗi dự án có công suất 1 MWp, sẽ được Vũ Phong Solar lắp đặt 2.246 tấm pin năng lượng mặt trời công suất 445 Wp, chất lượng và hiệu suất cao, được bảo hành sản phẩm 15 năm, bảo hành hiệu suất 25 năm.
 
Phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao là một mô hình sinh lợi kép đã được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng phát triển tại Việt Nam. Đây là mô hình trang trại bên dưới làm nông nghiệp (trồng trọt các loại cây lương thực, cây ăn quả… hoặc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm…), bên trên lắp các tấm pin mặt trời tạo ra điện sạch vừa phục vụ cho chính trang trại vừa bán điện cho điện lưới tăng thêm doanh thu.
 
Vũ Phong Solar cho biết, công ty đã thi công lắp đặt rất nhiều dự án được triển khai theo mô hình này và các chủ đầu tư đều phản hồi tích cực về tính hiệu quả của dự án. Chẳng hạn như tại một dự án điện mặt trời kết hợp trang trại nông nghiệp công nghệ cao được thực hiện đầu năm 2019 tại Ninh Thuận có công suất 1 MWp, mỗi tháng hệ thống điện mặt trời sản xuất được khoảng 140 MWh điện, với doanh thu khoảng 300 triệu đồng.
 
Hệ thống điện mặt trời ở trang trại nông nghiệp công nghệ cao không chỉ giúp giảm chi phí sử dụng điện (tiết kiệm chi phí sản xuất) và tăng doanh thu từ việc bán điện dư mà còn giúp xây dựng quy trình sản xuất xanh, tạo lập chuỗi cung ứng bền vững, từ đó tăng cơ hội quảng bá và sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, mô hình kết hợp điện mặt trời và sản xuất nông nghiệp còn có nhiều ưu điểm, mang lại các lợi ích khác về kinh tế và xã hội như: Dễ dàng áp dụng ở nhiều địa phương, phù hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, đậu tương, vừng, sắn/sắn dây, nấm, các loại rau xanh… các loại gia súc/gia cầm, cá, tôm…Hệ thống điện mặt trời giúp chuồng trại mát mẻ hơn, tăng năng suất nuôi trồng; Chủ động nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là những trang trại ở xa khu dân cư (ở xa lưới điện, đường dây điện xa làm hao tổn nhiều điện năng); Giải quyết bài toán về việc sử dụng tài nguyên đất giữa sản xuất nông nghiệp và phát triển năng lượng sạch; Giảm áp lực cho ngành điện quốc gia, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nguồn năng lượng bền vững.
Theo: Năng lượng News